Vải phi lụa đang là một trong những chất liệu được sử dụng phổ biến hiện nay nhờ những ưu điểm nổi bật. Nếu bạn còn thắc mắc phi lụa là gì, có đặc điểm ra sao cũng như các ứng dụng hiện nay thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Cardina nhé!

Vải phi lụa là vải gì? 

Vải phi lụa là một loại vải được dệt từ sợi tơ tằm, có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên nên rất an toàn, thân thiện cho làn da và môi trường. Vải có bề mặt mịn màng, mềm mại, mang độ bóng nhẹ đặc trưng giống như đặc điểm chung của các loại lụa hiện nay. 

vải phi lụa

Đặc điểm nhận diện là có độ bóng nhẹ tự nhiên và rất mềm mại, mướt mịn 

Để tạo nên được loại vải này, người ta sẽ thực hiện 5 công đoạn chính với: 

Bước 1: Nuôi tằm, tằm phải nuôi trong môi trường sạch sẽ, cho ăn lá dâu để nhả tơ làm kém (chăm nuôi trong khoảng 25 ngày).

Bước 2: Tằm sẽ nhả tơ liên tục khoảng 3 - 4 ngày để làm kén, người ta sẽ sử dụng phần kém này để mang đi ươm tơ. 

Bước 3: Kén sẽ được ngâm trong nước nóng để làm mềm, từ đó có thể kéo thành sợi và tạo thành sợi tơ để mang đi dệt. 

Bước 4: Sử dụng máy dệt để tạo các sợi tơ thành vải phi lụa, sẽ có nhiều kiểu dệt để tạo thành các loại vải với độ dày, hoa văn khác nhau.

Bước 5: Sau khi đã thành tấm thì nhà sản xuất sẽ mang đi nhuộm màu theo yêu cầu để phù hợp với nhu cầu sử dụng và có thể mang đi tiêu thụ. 

vải phi lụa

Vải được sản xuất từ sợi tơ tằm 

Xem thêm: Lụa tơ tằm là gì? Nguồn gốc, đặc điểm và giá thành của lụa tơ tằm

Những đặc tính của vải phi lụa 

Phải nói rằng vải phi lụa là một dòng vải cao cấp, mang lại vẻ ngoài sang trọng, quý phải và tôn lên giá trị của người sử dụng. Nhưng chất liệu nào cũng vậy, sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Với vải phi lụa bạn có thể lưu ý một số đặc tính dưới đây nhé!

Ưu điểm

Bề mặt vải mịn màng, mềm mại, mang lại cảm giác nhẹ mướt trên da, vô cùng thoải mái khi sử dụng, bạn sẽ cảm nhận làn da của bạn trở nên mịn êm hơn đó. 

Vải phi lụa có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, thoáng mát nên người mặc lúc nào cũng cảm thấy mát mẻ, thông thoáng. Đó cũng là lý do mà người ta rất chuộng chất liệu này vào mùa hè, đặc biệt làm các trang phục mặc nhà, đi tiệc… 

Vải có độ bền cực kỳ cao, nếu biết cách bảo quản có thể sử dụng trong một thời gian dài, một cách đầu tư khá tiết kiệm. 

Vải có màu sắc đa dạng, hoa văn mang đến hình ảnh sang trọng, quý phái. Với độ bóng nhẹ nó giúp cho người mặc trông cao cấp hơn. Đồng thời những hoa văn cũng thường thể hiện hình ảnh hoàng gia, lạ mắt và sáng mắt. Đặc biệt vải rất khó bị phai màu, cho dù bạn sử dụng lâu năm thì trông vẫn rất mới và bóng. 

áo kiểu vải phi lụa

Có nhiều đặc điểm nổi bật 

Nhược điểm 

Một trong những nhược điểm dễ nhận thấy nhất của vải phi lụa đó là dễ nhăn, bạn phải ủi thường xuyên, nên treo ngay ngắn trong tủ, không nên gập lại hay để nhiều quần áo khác đề lên khiến vải bị này. 

Vì là vải trơn, có độ bóng cao nên cũng khó may, người may phải có kỹ thuật cao, nhiều kinh nghiệm và phải thật sự có tay nghề thì mới tạo ra được những bộ trang phục đẹp chuẩn. 

Giá thành của chất liệu này cao hơn so với các loại lụa khác cũng như các dòng vải trên thị trường hiện nay. 

Xem thêm: Vải lụa Hàn Châu và những đặc điểm, ứng dụng trong thời trang

Các loại vải phi lụa hiện nay 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải phi lụa khác nhau, mỗi loại sẽ có những đặc điểm và tính ứng dụng riêng. Cùng tham khảo một số dòng phi lụa dưới đây để xem nhu cầu của bạn là gì nhé!

Vải lụa tơ tằm 

Loại vải này là cao cấp nhất khi được làm 100% tơ tằm, đồng nghĩa với việc giá thành sẽ rất cao. Nhờ vào bề mặt mịn màng, độ bóng nhẹ vô cùng tự nhiên, mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt mà nó được sử dụng làm các trang phục cao cấp, đắt đỏ phục vụ cho những người có tài chính. 

Vải lụa Satin 

Lụa Satin ở đây có nghĩa là dệt theo kiểu Satin (kỹ thuật dệt vân đoạn, tạo nên loại sợi đan kết giữa sợi ngang và dọc). Đặc điểm của dòng vải này là mặt trước bóng mịn nhưng mặt sau lại khá nhám và sần sùi. Độ bóng cao hơn loại trên, mềm mại và có độ rũ cực đẹp, quần áo lên form rất tôn dáng và sang. 

445,000₫ 490,000₫
  • 4.9
  • 127 đã bán
Kích thước
Xem thêm

vải phi lụa may pijama

Trang phục Đồ bộ nữ được làm từ vải lụa Satin 

Vải lụa chiffon

Đặc điểm của chất vải chiffon là vô cùng mỏng nhẹ, mềm và có độ bay cao, bạn có thể tưởng tượng mảnh vải mềm bay nhẹ trong gió. Thường được may các loại áo đầm mang đến sự nhẹ nhàng, nữ tính và đầy quyến rũ. 

Vải lụa habotai

Chất liệu này có độ bóng vô cùng nhẹ, mềm mỏng và có thể nhìn xuyên thấu được vậy nên thường được dùng làm lớp lót trong của trang phục hay các chi tiết để may quần áo. Một số được dệt dày thì sẽ dùng may quần tây, áo sơ mi… 

Vải phi lụa crepe

Bề mặt vải có hơi nhăn, sần sùi và độ co giãn nhẹ tuy nhiên vẫn giữ được độ mềm mại vốn có của các dòng lụa. Rất thích hợp để may các loại váy đầm dự tiệc, sự kiện yêu cầu sự cầu kỳ. 

vải phi lụa hoa

Nhăn cầu kỳ nhưng vẫn giữ được độ mềm mịn tự nhiên

Xem thêm: Vải organza là vải gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của vải tơ organza

Vải phi lụa gấm

Đây chắc chắn là dòng vải mang tới hình ảnh sang trọng, quý phái nhất với những hoa văn dệt chìm nổi rất bắt mắt. Rất hợp để may các loại váy đầm dạ hội, dự tiệc, áo dài… 

Vải phi lụa cát

Bạn có thể cảm nhận bề mặt nó sần sùi như khi chạm vào cát, tuy nhiên vẫn có độ nhẹ bóng khi mặc lên. Vải thường được dùng để may các loại áo khoác. 

Ngoài những loại phổ biến trên thì còn có: phi lụa đũi, phi lụa tuyết mua, phi lụa mango, Mikado, Dupioni, Georgette, Charmeuse… Nó đều có sự kết hợp giữa thành phần tơ tằm và các chất liệu tổng hợp khác để có giá thành vừa phải và mang tính ứng dụng cao hơn. 

vải phi lụa

Áo sơ mi vải phi lụa cát

Xem thêm: Vải sợi pha là vải gì? Những đặc điểm và ứng dụng có thể bạn chưa biết

Những lưu ý khi mua vải phi lụa

Khi mua vải phi lụa, bạn hãy lưu ý đến nhu cầu sử dụng của mình ra sao để lựa chọn loại chất liệu và sản phẩm phù hợp nhất. Ví dụ như: 

  • Nếu bạn muốn mua một bộ trang phục sang trọng, quý phải thì có thể chọn vải phi lụa tơ tằm, lụa gấm hay crepe. Còn thích sự nhẹ nhàng, đơn giản thì ưu tiên vải chiffon, habotai. Còn thích sự năng động trẻ trung thì lụa đũi hay lụa cát. 
  • Không nên mua vải dày quá và cũng không nên quá mỏng để đảm bảo độ tinh tế, sang trọng và thoải mái khi mặc lên người. 
  • Kiểm tra độ bóng chuẩn của vải lụa bằng cách soi vải dưới ánh sáng, loại tốt bóng sẽ rất tự nhiên, dưới ánh sáng không bị quá chói. 
  • Chọn màu sắc phù hợp với làn da, vóc dáng để tăng lên giá trị của bản thân qua những trang phục cao cấp.
  • Nên chọn các địa điểm uy tín trước khi mua và so sánh giá cả để tránh bị chặt chém nhé. 

vải phi lụa

Khi chọn mua vải cần phải xem xét kỹ lưỡng 

Xem thêm: Lụa ngọc trai là gì? Tại sao lụa ngọc trai lại đắt đỏ như vậy?

Ứng dụng của vải phi lụa 

Vải phi lụa được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, kể đến như: 

Dùng để may các loại trang phục như áo, váy, quần, đồ lót… với các dòng sản phẩm từ đồ ngủ, đồ mặc nhà, mặc thường ngày đi chơi, đi làm đến đầm dạ tiệc, đến những nơi sang trọng. Hơn hết, những bộ trang phục này còn “cân” được các kiểu phong cách khác nhau từ sang trọng, quý phái đến hiện đại, năng động. 

590,000₫
  • 4.9
  • 723 đã bán
Kích thước
Xem thêm

vải phi lụa

Những chiếc đầm lụa mang tới vẻ ngoài sang chảnh nhưng cũng rất thời thượng 

Vải cũng được ứng dụng để may các đồ nội thất trong nhà như chăn ga gối đệm. Nó không chỉ mang lại hinh ảnh sang trọng, mà còn dùng làm đồ decor. Vải cũng mềm nhẹ, dịu mát, thấm hút mồ hôi để mang lại cho mọi người một giấc ngủ ngon đúng nghĩa. Ngoài ra, một số đồ trang trí nội thất có thể dùng vải phi lụa như: rèm cửa, khăn trải bàn, trải ghế,... 

Chất liệu này cũng được dùng để làm đồ thủ công mỹ nghệ, tranh thêu, các loại phụ kiện thời trang như túi xách, trang sức… Bạn có thể tận dụng các sản phẩm này để làm quà tặng, tạo giá trị cho bản thân. 

Xem thêm: Tìm hiểu về vải sheer, những đặc điểm và ứng dụng có thể bạn chưa biết

Cách sử dụng và bảo quản vải phi lụa 

Để những bộ trang phục của bạn luôn mới cũng như tiết kiệm chi phí, bạn hãy lưu ý một số thông tin dưới đây nhé! 

  • Ưu tiên giặt bằng tay hoặc giặt khô, không nên giặt máy, không sử dụng các chất tẩy rửa, chỉ dùng xà phòng nhẹ. Bởi tính chất của vải lụa không dễ bám bụi, vết bẩn nên làm sạch cũng rất dễ. 
  • Nên treo vải trên móc treo bằng gỗ hoặc nhựa, phơi trong bóng râm thoáng mát, có gió, tránh ánh nắng trực tiếp. 
  • Ủi vải ở nhiệt độ thấp, không nên gấp mà treo lên khi không dùng đến, tránh tiếp xúc với các hóa chất đặc biệt từ nước hoa.
  • Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, có thể sử dụng viên chống ẩm để loại bỏ tình trạng ẩm mốc. 
299,000₫ 550,000₫
  • 4.9
  • 57 đã bán
Kích thước
Xem thêm

vải phi lụa may pijama

Bộ lụa dài tay quần dài cổ sen chất lụa Latin cao cấp, thoáng mát

Xem thêm: Vải tafta là gì? Tất tần tật về chất vải tafta bạn nên biết

Giải đáp một số thắc mắc về vải phi lụa 

Vải phi lụa có nóng không ?

Nếu là phi lụa thuần 100% tơ tằm thì sẽ không bị nóng. Nhưng sẽ có các dòng có sử dụng thêm các loại sợi tổng hợp như polyester, nylon… thì độ thoáng mát sẽ không như mong đợi của người dùng. Nó cũng tùy thuộc vào độ dày mỏng của loại vải đó nữa. Vậy nên khi mua bạn cần phải kiểm tra thành phần chất liệu của vải nhé. 

Vải phi lụa có giá bao nhiêu? 

Vải lụa vốn đã có giá thành cao hơn so với các dòng vải thông thường. Nhưng cũng tùy vào các dòng phi lụa mà có giá cả khác nhau, thường chênh lệch khá cao. Ví dụ như lụa chiffon sẽ từ 50.000 - 150.000 VNĐ; satin 70.000 - 200.000 VNĐ; gấm 120.000 - 400.000 VNĐ…

Giá cả này sẽ có sự thay đổi tùy vào thời điểm, để mua được giá rẻ thì bạn nên tìm thẳng đến các nhà cung cấp thay vì mua qua hình thức trung gian. Đồng thời có thể mua online để sử dụng các mã giảm giá. 

Trên là những thông tin về vải phi lụa mà Cardina muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng đây là bài viết hữu ích để bạn biết thêm nhiều kiến thức thời trang thú vị. Và đừng quên theo dõi Cardina.vn để được xm thêm nhiều kiến thức về chất liệu vải khác như vải hemp, vải cotton, vải bố...!