Vải chiffon là gì? Ưu và nhược điểm của vải chiffon (vải voan)
Vải chiffon hay vải voan là một trong những loại chất liệu thường thấy và được sử dụng phổ biến trong ngành may mặc. Vải voan thường dùng để may những chiếc sơ mi nữ, chân váy hay dùng để làm vải lót váy. Với đặc điểm nhẹ, không nhăn, có sự thướt tha, bay bồng,... vải chiffon càng ngày càng được nhiều người yêu thích.
Vậy vải chiffon là gì? Đặc điểm của vải chiffon như thế nào? Nguồn gốc ra đời cũng như ứng dụng của loại vải này ra sao? Các bạn hãy cùng Cardina tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé.
Vải Chiffon và tất cả những kiến thức về nó
Xem thêm: BST những mẫu đầm voan đẹp nhất, thổi bùng sức sống cho nàng tại Cardina
Vải chiffon là gì?
Vải Chiffon hay vải voan còn gọi theo tiếng Pháp là Chiffe, là một loại vải mỏng, trong suốt, mềm mại và có nét điệu đà, thướt tha, thanh lịch. Tên khoa học của "chiffon" là "georgette" , có xuất xứ từ Pháp là một loại vải lụa được dệt bằng sợi dọc crepe xoắn và sợi ngang.
Vải chiffon là gì?
Trọng lượng, độ dày, mỏng, độ trong suốt của Chiffon chủ yếu phụ thuộc vào độ dày của chỉ, số lượng đường may, độ xoắn và mật độ của sợi dọc và sợi ngang. Sau khi tơ xám được tinh chế, nó sẽ co lại và trở thành nếp nhăn. Điều này khiến cho bề mặt của vải voan có chút ráp tay.
Chất liệu được sử dụng phổ biến trên thị trường
Xem thêm: Tơ visco là gì? Tất tần tật về chất liệu vải viscose
Lịch sử, nguồn gốc của vải chiffon.
Trong thế kỷ XIX, vải voan rất quý hiếm do đa số được dệt từ lụa. Chỉ có những người giàu có và những quý tộc mới có thể sở hữu những trang phục may từ chất liệu này. Cho đến những năm 30 của thế kỷ XX, chiffon lần đầu tiên được nghiên cứu dệt từ sợi nylon và đem đến bước ngoặt lớn cho chất liệu này.
Sau đó là sự ra đời của polyester, cùng với sự phát triển của chất liệu poly, những trang phục làm từ chiffon càng có giá thành rẻ và tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.
Lịch sử, nguồn gốc của vải chiffon.
Phân loại vải chiffon trên thị trường hiện nay
Chúng ta có thể phân loại các loại vải Chiffon trên thị trường theo 2 hướng, gôm chất liệu hoặc kết cấu của nó:
Phân loại theo chất liệu
- Vải chiffon tự nhiên: Lụa và satin có thể coi là những mẫu vải chiffon có lịch sử lâu đời nhất trong số các hình thái của chiffon. Vả chiffon tự nhiên có được độ bòng mượt, thoáng khí và mặc cực thoải mái. Vẻ ngoài có độ bóng bẩy của lụa nên rất sang trọng, quý phái. Tuy nhiên giá thành thì lại cực đắt đỏ.
- Vải chiffon nhân tạo: Đây là một trong những loại vải Chiiifon phổ biến nhất hiện nay. Chúng thường được dệt từ các loại sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo như polyester hay là nylon. Tuy vải chiffon không deex nhuộm như vải tự nhiên nhưng bù lại nó lại rất bền chắc. Cùng với đó là mẫu mã, độ mỏng dày hay trọng lượng của vải chiffon nhân tạo rất đa dạng. Loại vải này không bị nhăn hay bị co, không bị tĩnh điện cùng khá nhiều ưu điểm khác. Chủ yếu là giá thành rẻ hơn nhiều so với vải chiffon tự nhiên.
Phân loại theo chất liệu
Tham khảo: Mẫu áo chống nắng 2024
Phân loại theo kết cấu
Tùy theo từng cách dệt mà vải Chiffon sẽ được phân ra thành khá nhiều loại, gồm:
- Chiffon ngọc trai (pearl chiffon): Làm từ sợi PE, có lớp phủ bên ngoài giúp cho vải có hiệu ứng ánh sáng đẹp mắt và nổi bật.
- Chiffon hoa/ hoa nhí: Loại vải này còn được gọi là Jacquard chiffon. Chúng mỏng, thoáng khí cùng với gam màu đục đặc trưng, Họa tiết được in chìm, thường là hoa nhí hay những hình in bé khác.
- Crepe chiffon: Chất liệu khá giống lụa, bề mặt của vải có độ nhám độc đáo. Chúng thường được may chân váy, những chiếc váy bồng bềnh, bánh bèo. Đây cũng là loại vải thường dùng để may khăn quàng, được gọi là khăn voan.
- Chiffon with lurex: Đây là loại vải Chiffon hoàn hảo, chúng nhẹ và mềm, được rất nhiều người ưa chuộng.
- Chiffon giả lụa: Vải khá trơn, có độ mỏng, một mặt bóng như lụa, còn 1 mặt là nhám bình thường. Đây cũng là một trong số những dáng vải được sử dụng nhiều nhất trong ngành may mặc.
- Double faced chiffon: Chúng được dệt từ 100% PE, hai mặt vải thì lại độc đáo nhờ sự tương phản nhau. Độ tĩnh điện và độ bền của loại vải double faced chiffon cao. vải này hay dùng để may váy cưới, những đồ dạ hội hay đồ đi tiệc,....
Phân loại theo kết cấu
Vải Chiffon hoa
Ứng dụng của vải chiffon trong đời sống
Loại vải chiffon này có ứng dụng nhiều nhất là trong ngành thời trang, may mặc. Do đặc tính mềm mịn, mượt mà và trong suốt của voan, khả năng xếp nếp nhìn rất cao cấp và tạo cảm giác thoải mái cho cơ thể, voan thường là chất liệu thiết kế phổ biến của các nhà thiết kế trong mùa hè.Những chiếc váy đầm làm từ vải chiffon có thể mang đến những tác dụng tuyệt vời không gì sánh được. Những items mang đầy hương sắc lãng mạn. Phần thân trên may sẵn không chỉ quyến rũ, thanh lịch mà còn giúp bạn dễ mặc hơn. Chúng tôn lên vẻ đẹp tự do, phóng khoáng.
Ứng dụng cực lớn trong may mặc
Áo sơ mi vải Chiffon được các chị em công sở yêu thích
Dù là kiểu cắt xẻ gợi cảm, lộ da thịt nhiều hay phong cách kín đáo, đơn giản thì bạn cũng không cần lo lắng về cách phối đồ. Những chiếc váy voan luôn có thể tôn thêm vẻ quyến rũ và sành điệu cho phái đẹp.
Váy voan thướt tha
Ngoài ứng dụng trong ngành thời trang, vải chiffon còn được ứng dụng trong các ngành khác như:
- Đồ cưới: Những chiếc váy cưới bồng bềnh, vừa đẹp, vừa sang trọng.
- Phụ kiện: Khăn quàng, mũ, ruy băng, các loại khăn tay, hay đồ lót,...
- Đồ nội thất: Vỏ bọc bàn ghế, chăn ga, gối đệm, ....
- Ứng dụng làm rèm cửa giúp ngôi nhà của bạn thêm thẩm mỹ.
Ga giường làm từ vải Chiffon
Váy cưới vải voan
Cực điệu đà, hợp với những cô nàng bánh bèo
Xem thêm: 1000+ Mẫu Đồ Bộ Mặc Nhà Cao Cấp - Đồ Bộ Nữ Đẹp, Sang Trọng, Thoải Mái
Ưu điểm và nhược điểm của vải chiffon (voan)Ưu điểm
- Vải chiffon có nguồn gốc khá an toàn, đa số làm từ sợi gốc thực vật nên không khiến cho da bị dị ứng.
- Vải nhẹ, mỏng, khá thoáng khí, chính vì thế mà nó nhìn rất điệu đà, hợp để may những trang phục bánh bèo.
- Độ bền của vải khá tốt. Ít nhất là tốt hơn vải ren hay vải lụa.
- Rất đa dạng kiểu dáng, màu sắc, giúp nàng có thêm nhiều lựa chọn hơn.
An toàn cho làn da
Nhược điểm
- Mặc dù vải chiffon mềm mại, thanh lịch và thướt tha nhưng rất dễ bị chảy và rất dễ bị móc rách. Tốt nhất bạn nên cho vải chiffon được ủi phẳng vào tủ hoặc gấp lại để bộ đồ không dễ bị biến dạng.
- Mặc dù vải voan có vẻ mỏng, nhưng phần lớn được làm từ chất liệu sợi tổng hợp. Chính vì thế mà xảy ra việc người mặc thì thấy nóng, người nhìn thì mát. Những bộ đồ vải chiffon thường được khuyến khích để mặc vào mùa xuân và mùa hè.
- Hơn nữa, voan rất dễ ngả màu xám sau khi giặt lâu. Nếu không được phơi nắng vải sẽ ngả vàng.
- Cùng với đó, độ cứng của vải không tốt, vải dễ bị giãn sợi, đường khâu dễ bị rách. Tuy nhiên, hầu hết các vấn đề này đều do giặt và bảo quản không đúng cách. Trên thực tế, chỉ cần bạn nắm vững các phương pháp giặt và bảo quản chính xác, những vấn đề này đều có thể tránh được.
- Vải voan còn có một nhược điểm là khó thiết kế và may vì vải khá mỏng và trơn. Nếu dùng để may váy áo thì nên có thêm lớp lót để nhìn hài hòa hơn.
Vải voan nhân tạo sẽ khá nóng khi mặc
Xem thêm: Vải polyester là gì? Những điều cần biết về chất liệu polyester
Hướng dẫn các cách vệ sinh và bảo quản vải chiffon
Sau khi voan bị ố, các bạn nên giặt nó càng sớm càng tốt. Tốt nhất là nên giặt bằng tay. Không nên sử dụng máy giặt để giặt. Nhiệt độ nước có thể để mức bình thường, không quá nóng hay quá lạnh. Ngoài ra các bạn cũng nên dùng loại bột giặt chuyên dụng để giặt loại vải chiffon này.
Các sản phẩm thời trang may từ chất liệu voan có màu sắc khác nhau nên để giặt riêng, tránh bị phai màu. Thời gian ngâm và giặt không nên quá lâu, trung bình khoảng ba phút. Trong quá trình giặt, không chà, chải, nhào, vặn, vắt khô trong máy giặt.
Cách giặt đồ vải Chiffon
Nếu quần áo của bạn là vải voan cao cấp, hãy chú ý hơn nữa vì quần áo voan cao cấp có cấu tạo thành phần từ sợi protein và chứa nhiều loại axit amin. Chính vì vậy bất kỳ chất tẩy rửa nào có tính kiềm (đặc biệt là bột giặt, xà phòng, v.v.) sẽ ảnh hưởng đến màu sắc, kết cấu của vải.Cấu trúc bị phá hủy làm giảm tuổi thọ của vải. Do đó nên sử dụng các chất tẩy rửa trung tính hoặc có tính axit yếu để giặt. Chẳng hạn như bột giặt tơ tằm, dầu gội đầu, sữa tắm, vân vân.
Khi phơi đồ cũng nên phơi ở nơi thoáng mát, tránh phơi dưới ánh nắng trực tiếp.
Xem thêm: 7 cách tẩy áo trắng đơn giản, hiệu quả và nhanh gọn
Một số câu hỏi về vải chiffon
Mặc vải chiffon có nóng không?
Cấu trúc của vải chiffon khá thoáng, chính vì thế mà khi mặc vải chiffon rất mát, không bị nóng nực.
Vải chiffon có nhăn không?
Vải voan có đặc điểm rất tuyệt là nó không bị nhăn. Các bạn khi giặt chỉ cần giũ phẳng là khi khô bộ đồ của bạn nhìn vẫn phẳng đẹp như mới.
Vải chiffon có nhăn không?
Xem thêm: Denim là gì? Học ngay 10 cách phối đồ cá tính với denim jackets
Vải chiffon giá thế nào?
Giá của vải chiffon không quá đắt. Cùng với đó là nhiều ưu điểm, mặc thoáng mát,... các bạn nên chọn mua nó nhé. Thông thường sẽ khoảng gần 100 ngàn 1 m2
Mua vải chiffon ở đâu rẻ?
Các bạn có thể mua vải chiffon tại những chợ vải đầu mối hoặc những của hàng chuyên bán vải như chợ Đồng Xuân ở Hà Nội, chợ Ninh Hiệp hay chợ Bến Thành ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhận biết vải chiffon như thế nào?
Để nhận biết vải voan hay vải chiffon, bạn cũng có thể cắt một đoạn vải nhỏ và đốt bằng bật lửa. Voan thật sau khi đốt sẽ tỏa ra khói trắng, cùng với đó là mùi khét giống như khi bạn đốt cháy tóc. Phần tro sau khi đốt sẽ bị vỡ vụn và bay tung tóe.
Nếu là voan giả thì sau khi đốt sẽ có mùi thơm (mùi hơi ngọt do làm bằng polyester) và không bị nát nên khi sờ vào.
Nhận biết vải chiffon như thế nào?
Xem thêm: Vải nỉ là gì? Vải nỉ có tốt không? Có những loại vải nỉ nào?
Trên đây là những tổng hợp của Cardina về loại vải chiffon cũng như những ứng dụng của nó. Với những ưu điểm này, việc chọn mua cho mình một món đồ làm từ vải chiffon là rất đúng đắn phải không nào? Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về chất liệu độc đáo này.
Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về các loại vải. Nàng đừng ngại bình luận hoặc nhắn tin cho chúng tôi nhé.