Vải organza là vải gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của vải tơ organza
Vải organza hay còn gọi là vải tơ sống là một chất liệu đem đến cho người mặc vẻ ngoài quý phái và đầy sang trọng. Bạn có biết vải organza là vải gì không? Nguồn gốc của vải organza ra sao? Ưu nhược điểm hay ứng dụng của chất liệu này là gì? Cùng Cardina tìm hiểu rõ hơn trong nội dung bài viết ngày hôm nay nhé.
Cùng Cardina tìm hiểu về chất liệu organza đang rất hot hiện nay
Vải organza là gì?
Vải organza là chất liệu mềm, mỏng và có thể nhìn xuyên thấu được dệt trơn. Trước kia vải Organza được làm từ lụa nên giá thành rất đắt đỏ. Ngày nay vải Organza được làm từ nhiều loại vải tổng hợp như PE hay nylon. Tuy giá thành rẻ hơn nhưng trải nghiệm sẽ không bằng tự nhiên, chúng cứng và dễ nhìn xuyên thấu.
Vải organza là gì?
Vải Organza còn được gọi với cái tên khác là vải tơ sống. Thành phần 70% là sợi và 30% là keo nên vải chưa qua xử lý nên sẽ cứng hơn những loại vải tơ thông thường. Điều này cũng khiến cho vải Organza được nhiều nhà thiết kế ưa chuộng trong những bộ trang phục của mình.
Là một trong những chất liệu được nhiều cô nàng ưa chuộng
Xem thêm: Vải dù là gì? Nguồn gốc, ưu điểm, ứng dụng của vải dù là gì?
Nguồn gốc của vải organza
Có nhiều câu chuyện xung quanh chất liệu này. Một số thông tin cho rằng vải Organza được xuất hiện lần đầu ở Bắc Mỹ. Nhưng cũng có những thông tin khác nói rằng nguồn gốc của vải Organza ở Đông Á là Trung Quốc và Ấn Độ.
Tơ của Trung Quốc thường được biết đến thông qua con đường tơ lụa, chúng mềm, có độ bóng cũng như độ mát mẻ. Bên cạnh đó, chất liệu này thường được dệt ở tỉnh Chiết Giang, bên bờ sông Dương Tử.
Vải Organza được sản xuất nhiều ở Trung Quốc và Ấn Độ
Ở Ấn Độ, chất liệu này được dệt nhiều nhất ở vùng Bangalore. Tuy nhiên vải Organza của Ấn Độ sẽ thô và cứng hơn của Trung Quốc.
Chất liệu này hiện được sản xuất ở nhiều nơi trên thế giới nhưng Trung Quốc vẫn là công xưởng lớn nhất. Hơn nữa, chất vải Organza hiện nay cũng đa số là sợi tổng hợp vì giá thành rẻ và có thể sản xuất được nhiều và nhanh chóng, đa dạng màu sắc.
Đa dạng màu sắc cho bạn chọn lựa
Xem thêm: Vải lụa satin là gì? Những mẫu đồ bộ vải lụa satin cực đẹp tại Cardina
Quy trình sản xuất vải organza
Trùng hợp sợi vải organza
Chất dime được cho phản ứng với nhau trong môi trường nhiệt độ 150 - 210 độ C, tạo ra monome. Cho hợp chất này tiếp xúc với axit terephtalic ở mức nhiệt 280 sẽ tạo thành sợi vải Organza.
Làm khô sợi organza
Làm lạnh các sợi vải Organza sau khi được trùng hợp. Tiếp tục sử dụng máy cát để giúp vải mềm mịn và bền hơn.
Kéo sợi vải
Các sợi mịn sẽ được nung nóng ở nhiệt độ ~ 270 độ C. Tiếp tục là quy trình ép sợi và ép qua. Tuỳ theo kích thước của sợi hay mật độ của kim phun sẽ tạo ra các sợi có hình dạng khác nhau. Trong quá trình này nhà sản xuất có thể thêm các hoá chất khác để giúp sợi vải Organza có thêm khả năng chống tính điện và giúp nó nhuộm màu dễ hơn.
Kéo căng sợi organza
Các sợi vải Organza sẽ tiếp tục được kéo căng ra để có được độ mỏng và sự mềm mại. Trong bước này chiều dài hay chiều rộng của cuộn vải cũng sẽ được xác định theo nhà sản xuất.
Cuộn sợi Organza
Cuối cùng, các sợi organza sẽ được cuộn lại thành các cuộn lớn. Sau đó sẽ được đem đi dệt thành tấm vải.
Quy trình sản xuất vải organza
Xem thêm: Vải thun Thái có đặc điểm gì? Tại sao thun Thái lại được ưa chuộng?
Đặc điểm của chất liệu vải organza
Cùng xem tính chất vật lý và tính chất hoá học của vải Organza có gì đặc biệt không bạn nhé.
Tính chất vật lý
- Vải nhẹ, mỏng có thể nhìn xuyên thấu
- Không hoặc kém co giãn
- Đứng form, không bị nhăn
Tính chất hóa học
- Vải dễ bị cháy
- Không thấm nước nên mặc dễ bị bí, không thấm mồ hôi
Đặc điểm của chất liệu vải organza
Ưu nhược điểm của vải tơ organza
Ưu điểm
Một số ưu điểm của vải Organza như sau:
- Bền, không bị nhăn, không dễ bị móc sợi hay bị hỏng như các loại vải khác.
- Không bị co, không bị nhăn trong quá trình sử dụng nên cực giữ form. Quần áo hay váy vóc sẽ luôn như mới.
- Chất liệu Organza có độ bóng hoặc lấp lánh cực đẹp mắt và cuốn hút
- Vải Organza nhẹ, không bị thấm nước nhiều nên có thể ứng dụng trong cách loại trang phục cần sự cầu kỳ như váy cưới hoặc đầm dạ hội...
- Đa dạng màu sắc, thoải mái cho chị em chọn lựa gam màu yêu thích của mình.
- Sau khi giặt không hề lo quần áo bị co hay bị nhăn nhúm.
Chất liệu Organza có độ bóng hoặc lấp lánh cực đẹp mắt và cuốn hút
Nhược điểm
Một số nhược điểm của vải Organza các bạn có thể biết như sau:
- Vải Organza tự nhiên có giá thành không hề rẻ.
- Vải mỏng và dễ bị lộ nên cần may lớp lót khi mặc.
- Khó may vì vải trơn, mỏng
- Không giữ nhiệt được nên chỉ hợp để mặc mùa hè
- May cực tôn công sức và thời gian của thợ
Vải Organza tự nhiên có giá thành không hề rẻ.
Xem thêm: Vải umi là gì? Sử dụng và bảo quản vải umi như thế nào bền nhất?
Phân loại vải organza trên thị trường
Do khác biệt về tỉ lệ thành phần và chất liệu nên mỗi một tỉ lệ sẽ cho ra các loại vải organza khác nhau. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều cái tên vải organza, mỗi một loại sẽ có ứng dụng tương ứng. Cùng xem ngay 5 cái tên vải organza phổ biến nhất bạn nhé.
Vải Organza tổng hợp
Thành phần của vải Organza tổng hợp sẽ được cho thêm Poly hoặc nylon nên giảm được giá thành. Tuy nhiên do có thành phần nhân tạo nên độ bóng cũng như độ thấm mồ hôi của vải bị giảm đáng kể.
Vải Organza tổng hợp
Vải organza crystal
Vải organza crystalcũng là một chất liệu phổ biến. Chúng có độ cứng và đứng form cùng với vẻ ngoài lấp lánh nên được dùng để may váy cưới.
Vải organza crystal
Vải organza mirror
Nghe tên cũng có thể hình dung ra được chất liệu này có độ bóng cực tốt.
Vải organza mirror
Vải organza satin
Là chất liệu kết hợp giữa vải Organza và vải satin nên chúng có độ sắc nét của vải Organza và bóng mềm của satin.
Vải organza satin
Vải Organza spark
Vải Organza spark có khả năng bắt sáng rất tốt. Đây cũng là loại vải được nhiều chị em yêu thích vì lên dáng rất sang trọng.
Vải Organza spark
Xem thêm: Vải gấm là gì? Các kiểu đầm vải gấm sang trọng cho quý cô 2023
Ứng dụng của vải organza trong đời sống
Có rất nhiều ứng dụng trong đời sống nên vải Organza được nhiều người yêu thích.
May váy cưới
Những chiếc váy cưới bồng bềnh, lộng lẫy và thanh lịch chính là ứng dụng lớn nhất của chất liệu này. Đặc biệt ở các nước phương Tây thì chúng còn được sử dụng nhiều hơn. Độ bồng bềnh của những em váy cưới cũng được tạo ra do độ cứng và chuẩn form của vải Organza. Chúng không những có thể giúp các nàng dâu che khuyết điểm cơ thể mà còn cực cuốn hút và xinh xắn.
Dùng để may váy đầm cưới
Ngay cả những chiếc đầm dạ hội chất Organza
May nhiều loại trang phục
Bên cạnh váy cưới thì chất liệu này cũng còn được dùng để may trang phục hàng ngày như áo sơ mi, chân váy hay những loại váy đầm dạ hội... Những chiếc áo sang trọng, nếu bạn sợ lộ thì nên may thêm một lớp lót mỏng bên trong nhìn sẽ lịch sự hơn.
Áo sơ mi chất Organza cực sang chảnh
Một chiếc đầm babydoll dễ thương
Hoạ tiết hoa nhí dịu dàng
Một số ứng dụng khác
Ngoài dùng để may trang phục thì vải Organza còn được dùng để may rèm cửa, những đồ trang trí nội thất như nơ, rèm trang trí, chụp chao đèn.... Chúng cũng giúp cho những món đồ có thêm nét đáng yêu và lãng mạn.
Trang trí chụp đèn
Lớp lót rèm cửa cực sang
Làm ruy băng gói quà
Dùng để làm hoa giả
Xem thêm: Vải lụa satin là gì? Những mẫu đồ bộ vải lụa satin cực đẹp tại Cardina
Chi tiết cách giặt và bảo quản đồ từ vải organza
Cách giặt quần áo vải organza
Với trang phục vải Organza các bạn bắt buộc phải giặt chúng bằng tay nếu không muốn đồ của mình bị rách hoặc bị mất dáng. Thứ hai là nước giặt của bạn phải chọn nước lạnh. Hoặc nước ấm 40 độ C. Nếu không có thời gian giặt bằng tay thì tốt nhất bạn nên đem áo quần của mình ra hàng giặt khô để giữ cho trang phục bền nhất.
Các bạn cũng không nên sử dụng chất tẩy quần áo quá mạnh sẽ rất dễ làm cho vải không còn bền và mượt mịn như cũ.
Cách giặt quần áo vải organza
Cách bảo quản vải organza
Khi bảo quản các trang phục làm từ vải Organza, các bạn cần quan tâm những điều sau:
- Vải dễ bị rách hay xước khi bị mắc nên tránh không để va chạm với những vật sắc nhọn hay gai góc. Hãy sử dụng những túi đựng riêng cho chúng để món đồ đẹp và bền nhất.
- Vải không dễ bị nhăn nhưng nếu bạn gấp chúng và để đè vật nặng lâu thì chắc chắn sẽ tạo các nếp gấp. Khi muốn là vải Organza thì các bạn nên chọn bàn là hơi nước sẽ giúp quần áo nhanh phẳng mà không làm hỏng chất vải.
Cách bảo quản vải organza
Vì sao lụa lại được các cô nàng ưa chuộng đến vậy?
Trang phục lụa Organza cực sang trọng
Trong mùa hè những chiếc áo Organza Blouse hay còn gọi là áo sơ mi xuyên thấu được nhiều cô nàng mê mẩn. Outfit sơ mi mix cùng chân váy xếp ly nhẹ nhàng hay kết hợp cùng quần jean năng động đều xinh đẹp.
Áo sơ mi cổ nơ chất lụa organza cực sang
Đặc biệt những trang phục may từ vải Organza đều có vẻ ngoài sang trọng và quý phái. Phù hợp với những cô nàng công sở hoặc những quý cô đang có buổi hẹn hò.
Thiết kế tay bồng mix cùng chân váy tím nữ tính
Có thể kết hợp cùng nhiều phong cách trang phục khác nhau
Thiết kế áo sơ mi hay đầm vải Organza rất dễ phối đồ. Các bạn có thể kết hợp item này cùng chiếc chân váy chữ A đơn giản hoặc kết hợp cùng quần culottes thoải mái. Dù là phối đồ theo phong cách nào thì cũng không thể phủ nhận sự độc đáo và đa dạng của item này.
Có thể kết hợp cùng nhiều phong cách trang phục khác nhau
Đầm babydoll đáng yêu
Xem thêm: Lụa tơ tằm là gì? Nguồn gốc, đặc điểm và giá thành của lụa tơ tằm
Một số thắc mắc khác về chất liệu vải organza
Vải Organza giá bao nhiêu?
Giá vải Organza phụ thuộc vào số lượng bạn mua, cửa hàng bạn mua ở đâu? Chất liệu vải Organza tổng hợp hay vải tự nhiên. Trung bình vải Organza nhân tạo sẽ có giá khoảng 100.000 đồng 1 mét.
Vải Organza mua ở đâu?
Các bạn có thể mua vải Organza ở các chợ đầu mối, các cửa hàng bán vải may đồ hay những chợ như Chợ Đồng Xuân, chợ Bến Thành, chợ Xanh....
Vải Organza có là được không?
Thực tế vải Organza không dễ bị nhăn nhưng nếu bạn muốn là nó thì cũng không phải là không thể. Nên sử dụng là hơi nước ở nhiệt độ thích hợp và là trong thời gian ngắn bạn nhé.
Làm mềm vải organza như thế nào?
Bạn có thể sử dụng xà phòng hoặc nước xả vải để giúp vải Organza mềm mại hơn.
Tất nhiên bạn cũng nên tránh phơi vải Organza ở nơi có nắng to vì sẽ dễ bị khô và cứng.
Vải Organza giá bao nhiêu?
Xem thêm: Tơ visco là gì? Tất tần tật về chất liệu vải viscose
Trên đây là những kiến thức về vải organza mà Cardina tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn khi chọn may đồ hoặc mua sắm đồ vải organza cho mình. Nếu còn thắc mắc khác về cách bảo quản hay cách giặt váy áo vải organza đừng ngại để lại lời nhắn bên dưới để được Cardina tư vấn nhanh nhất bạn nhé.