Với những người quan tâm tới thời trang chắc hẳn không còn quá xa lạ gì với vải sheer. Chất liệu này được ứng dụng rộng rãi nhờ vào những ưu điểm vượt trội và mang lại trải nghiệm thoải mái cho người dùng. Để hiểu hơn về vải sheer, bài viết dưới đây của Cardina sẽ cung cấp đến cho bạn những 

Vải sheer là vải gì? 

Vải sheer là một loại vải mỏng, nhẹ, khi nhìn vào có thể lộ ở mặt sau nhưng mang lại cảm giác mờ mờ. Chất liệu này thường được làm từ nhiều loại sợi khác như cotton, lụa hay là polyester. Bạn có thể hình dùng những tấm vải này là một lớp màng mỏng nhẹ, vô cùng lả lướt và kiểu rất thơ, điệu đà. 

vải sheer

Vải mỏng nhẹ và có thể nhìn xuyên thấu

Loại vải này đã xuất hiện từ lâu đời, theo một số nghiên cứu thì xuất hiện khoảng 3000 năm TCN, được tạo bởi các nền văn minh Ai Cập, Hy Lạp, La Mã. Ban đầu nó được dệt từ các loại sợi thiên nhiên như lanh, bông, tơ tằm, sử dụng làm trang phục cho giới thượng lưu. 

vải sheer mua ở đâu

Sheer đã được sử dụng rất lâu trong giới thời trang quý tộc 

Vào thời Trung Cổ, thì sheer được dùng để may trang phục cho các quý tộc và giáo sĩ. Kỹ thuật dệt của thời nay phát triển hơn nên vải có phần tinh tế và đa ứng dụng. Cho tới thế kỷ 19, sheer trở nên phổ biến và được dùng để may nhiều loại váy đầm, quần áo. Đến ngày nay thì nó thật sự phát triển, tính thẩm mỹ cũng ngày càng cao và ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề. 

Xem thêm: Vải sợi chuối là gì? Ưu điểm, ứng dụng của vải sợi chuối trong thời trang

Đặc điểm của vải sheer 

Ưu điểm

Đặc điểm nổi trội đầu tiên có thể nhìn thấy là vải sheer vô cùng mỏng nhẹ, thoáng nên mang lại cảm giác thoải mái, mát mẻ khi mặc lên người. Nó cũng rất mịn màng nên không hề gây châm chích cho da. Vải cũng không bị bí nên rất phù hợp cho mùa hè. 

Vải có khả năng che ánh sáng vừa phải, nên những ánh sáng tự nhiên đều có thể lọt qua được. Vì vậy khi ứng dụng vào đồ decor phòng thì vải vẫn tạo được độ thoáng mát và sáng cho căn phòng hoặc các loại trang phục như dùng để khoác ngoài. Trông sẽ thanh thoát và nhẹ nhàng hơn đấy. 

rèm vải sheer

Vải mang những ưu điểm vượt trội

Những trang phục khi sử dụng vải sheer đều mang đến vẻ thanh lịch và nữ tính. Bạn sẽ vô cùng lả lướt trong những chiếc áo hay bộ váy - đầm thật nhẹ nhàng, vừa quyến rũ vừa kín đáo, một sự thu hút vô cùng khó tả. 

Sheer được sử dụng với nhiều công dụng khác nhau, có thể tạo nên trang phục mặc bình thường hay làm lớp lót. Cũng rất dễ phối hợp để mang đến sự đa dạng trong thời trang.

Chất liệu này rất mau khô, không dễ bị bám bẩn nên sử dụng khá dễ dàng, không tốn nhiều công giặt là. 

Xem thêm: Vải sợi hóa học được sản xuất từ gì? Ưu và khuyết điểm của vải hóa học

Nhược điểm 

Vải sheer rất dễ nhăn, nên bạn lúc nào cũng phải treo quần áo của mình lên hoặc ủi thường xuyên để giữ được form dáng đẹp. Vì vải mỏng nên cũng rất dễ bị rách, chỉ cần tác động vật lý nhẹ là đã có thể làm hỏng vải nên bạn phải cẩn thận trong quá trình sử dụng. 

Chất liệu này không mang tính kín đáo, nên khi làm trang phục mặc thường ngày phải cần thêm một lớp lót bên trong. bên cạnh đó một số loại vải sheer có giá thành khá cao, ví dụ như làm từ tơ tằm chẳng hẳn, dù mỏng nhẹ nhưng giá cũng rất cao. 

vải sheer

Vải dễ nhàu và rách nên cần phải cẩn thận khi sử dụng 

Các loại vải sheer hiện nay 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vải sheer dưới nhiều hình thức và tên gọi khác nhau.

Vải voan: Vải được làm từ chất liệu cotton hoặc lụa, vô cùng mỏng, nhẹ, mịn màng, có độ rũ cực kỳ đẹp. Loại vải này có thể dùng để may váy, áo mỏng, khăn trải bàn, rèm cửa, đồ decor… 

Vải chiffon: Một loại vải cũng mềm mịn không kém voan nhưng nó nhẹ nhàng, có độ bồng bềnh vô cùng nữ tính, thích hợp để may các kiểu váy cưới, váy dạ hội hay làm đồ lót. 

Vải Organza: Vải này có thể làm từ lụa hoặc polyester, tùy vào nhu cầu sử dụng của người mua. Nó có độ bóng nhẹ nhàng, đứng form và có hiệu ứng phồng rất đẹp. Ngoài may các kiểu váy cưới, dạ hội thì dùng làm decor rất hợp lý. 

Vải lưới: Ta có thể nhìn thấy bề mặt vải có những lỗ nhỏ, rất thoáng mát, nhẹ nhàng và có độ co giãn tốt. 

Ngoài những cái tên quen thuộc trên thì còn rất nhiều kiểu vải sheer khác như: Batiste, Georgette, Gauze, Lawn, Muslin, Tulle… 

vải sheer

Có nhiều loại vải sheer hiện nay trên thị trường để phục vụ cho nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau

Xem thêm: Vải bố là vải gì? Tìm hiểu về đặc điểm, phân loại và ứng dụng của vải bố

Những ứng dụng của vải sheer

Vải sheer được ứng dụng rất nhiều trong thời trang may mặc hay các ngành nghề cần sử dụng đến vải khác. Cùng tìm hiểu xem tấm vải “nhỏ mà có võ” này nhé!

Ứng dụng trong thời trang 

Vải được dùng để may nhiều loại trang phục khác nhau từ váy đầm, đồ mặc nhà, đồ lót, áo cánh đến đồ ngủ. Ngoài những váy đầm dạ hội lộng lẫy thì còn có thể dùng để may váy maxi, áo blouse, trang phục lót, mặc nhà với vẻ đẹp thanh lịch, nữ tính và đầy tao nhã. Hầu như các trang phục đều mang lại sự thoải mái, nhẹ nhàng và mát mẻ cho người mặc. 

vải sheer

Trang phục mang tính thời trang và nghệ thuật 

Ứng dụng trong decor 

Chất liệu này được sử dụng để may các loại rèm cửa, khăn trải bàn, vỏ gối. Đặc biệt là rèm cửa sẽ tạo nên không gian sáng sủa, thoáng mát và cực kỳ lãng mạn cho các căn phòng. Khăn trải bàn decor lựa chọn vải sheer cũng là một lứa chọn lý tưởng để mang đến vẻ đẹp dịu dàng, bắt mắt cho các không gian. 

Đồ thủ công mỹ nghệ 

Vải sheer được dùng để làm các đồ thủ công, đồ trang sức như làm hoa, hàng decor nhỏ xinh, đồ trang sức hay các dự án thủ công khác. Nếu bạn thích làm đồ handmade thì loại vải này là một lựa chọn tuyệt vời với vẻ đẹp đầy tinh tế đó nha. 

Ngoài ra, chất liệu này còn được dùng trong các lĩnh vực khác như y tế, công nghệ, nghệ thuật… 

vải sheer

Ứng dụng vào decro không gian tinh tế, lãng mạn

Xem thêm: Vải sợi pha là vải gì? Những đặc điểm và ứng dụng có thể bạn chưa biết

Cách sử dụng và bảo quản vải sheer 

  • Để sử dụng các sản phẩm từ vải sheer được hiệu quả, hãy cùng tham khảo những cách sử dụng và bảo quản tốt nhất dưới đây nhé! 
  • Vải sheer rất mỏng, dễ nhăn và dễ rách nên khi giặt sẽ ưu tiên giặt tay, còn máy thì phải ở chế độ nhẹ nhàng nhất. 
  • Giặt xong thì không nên vắt vải hoặc chỉ vắt nhẹ nhàng nhất có thể rồi mang đồ đi phơi ở nơi có nắng. Nhưng phơi trong thời gian ngắn, đồ khô vừa tới thì mang phơi ở nơi bóng râm có gió mát. 
  • Không ủi, là đồ ở nhiệt độ cao, ưu tiên bàn ủi hơi nước để bảo vệ vải tốt nhất. 
  • Khi cất đồ trong tủ thì nên troe lên, không để đồ nhàu, tấp lên nhau hoặc gấp gọn gàng và không để đồ nặng đè lên. 

vải sheer

Cần phải sử dụng và bảo quản vải sheer thật cẩn thận

Xem thêm: Vải Bamboo là gì? Ưu nhược điểm, ứng dụng của chất liệu Bambo

Một số mẹo khi sử dụng vải sheer 

  • Cách để giữ cho màu của vải luôn được tươi sáng, mềm vải và không bị nhăn sau khi giặt là cho một ít giấm trắng vào trong nước giặt. 
  • Khi dùng bàn ủi bằng nhiệt thì bạn có thể cho thêm một tấm vải lót phía dưới vải sheer sẽ tránh trường hợp bị cháy hay làm mất form vải. 
  • Khi vải bị nhăn, ngoài bàn ủi thì máy xông hơi hay máy sấy tóc cũng là cách hay để làm vải phẳng lại. 

Trên là những thông tin về vải sheer mà Cardina muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ biết thêm được nhiều kiến thức thời trang thú vị như vải sợi carbon, vải sợi chuối.... Và đừng quên theo dõi Cardina để được thỏa thích mua sắm những bộ trang phục đẹp mỗi ngày nhé!