Xu hướng thời trang xanh hay sử dụng các chất liệu bền vững ngày một lan rộng. Những chất liệu nguồn gốc từ thiên nhiên như vải sợi dứa cũng vì thế mà được nhiều người biết đến. Bạn có biết vải sợi dứa là gì không? Lịch sử hình thành của chất liệu này là gì? Ưu nhược điểm của vải sợi dứa ra sao? Cùng theo dõi ngay trong bài viết ngày hôm nay của Cardina nhé.

Vải sợi dứa là gì?

Vải sợi dứa hay còn một tên gọi khác là vải sợi lá dứa là một chất liệu vải được làm từ tơ cellulose của cây dứa. Dùng lá dứa để lấy sợi, dệt thành vải chính là cách làm hay để có thể giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 

Theo nhận xét của các nhà nghiên cứu thì tơ của lá dứa mềm, mảnh và dùng dễ hơn các loại dừa, đay.... Vải làm từ sợi lá dứa cũng bền đẹp hơn. Hiện loại sợi này còn được mix kèm với sợi cotton hoặc sợi tre để chất lượng bền, có độ dai và khả năng thấm hút nước tốt hơn.

Để làm ra một mét vuông vải sợi lá dứa thì cần dùng đến 15 cái lá dứa. Chất liệu này được đánh giá cao về khả năng bảo vệ môi trưởng bởi chúng tự phân hủy rất an toàn trong khi không dùng các loại hóa chất. Các thương hiệu thời trang lớn trên thế giới cũng đang dùng loại vải này rất nhiều. Một số cái tên được nhắc đến như H&M, Uniqlo,...

vải sợi dứa

vải sợi dứa

"Mỗi 1 tấn dứa được thu hoạch sẽ bỏ phí đến 3 tấn lá dứa. Và khi để thối rữa có thể tạo ra lượng khí thải mêtan có hại gấp 20 lần so với CO2" - Theo Dole Sunshine và Ananas Anam

Xem thêm: Vải chiffon là gì? Ưu và nhược điểm của vải chiffon (vải voan)

Lịch sử hình thành của vải sợi dứa

Dứa là một loại thực vật phổ biến tại những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, khí hậu nóng như Philippine, Ấn Độ, Việt Nam hay Indonesia... Công nghệ dệt vải sợi dứa được những người dân Philippine nghiên cứu từ rất nhiều thế kỷ trước. Tuy nhiên chúng vẫn là các công đoạn sản xuất truyền thống nên hiệu quả không cao. Cũng vì lẽ đó mà chất liệu này vẫn chưa phổ biến.

Có không ít ghi chép cho rằng vải sợi dứa đã được tìm thấy ở các nước Châu Phi và Hy Lạp từ thế kỷ trước. Tuy nhiên vào thế kỷ 19 thì loại vải này bị thay thế bởi khả năng sản xuất cotton đã quá lành nghề. Giá vải cotton rẻ, có nhiều ưu điểm cùng với chi phí nhân công thấp nên chúng chiếm hoàn toàn thị trường của vải sợi dứa. 

Vào đầu thế kỷ 21, những trang phục truyền thống của người Phi-lip-pin được làm từ chất liệu sợi dứa xuất hiện trên thị trường thời trang. Cùng với cơn sốt của thời trang bền vững cũng khiến mọi người bắt đầu chú ý đến chất liệu này.

Ở Việt Nam, Ecosoi là thương hiệu chuyên sản xuất vải sợi thô từ lá dứa xuất khẩu sang Âu Mỹ. Điều này đánh dấu một bước ngoặt lớn cho ngành nông nghiệp trồng dứa của Việt Nam trong tương lai cũng như ngàng thời trang xanh của nước ta.

vải sợi dứa

Lịch sử hình thành của vải sợi dứa

Xem thêm: Vải Jersey là gì? Đặc điểm và ứng dụng của Jersey có thể bạn chưa biết

Ưu nhược điểm của vải sợi dứa

Ưu điểm

Với nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, vải sợi dứa có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với vải nhân tạo tổng hợp hiện nay.

  • Quy trình sản xuất không có hóa chất độc hại: Toàn bộ quy trình sản xuất của vải sợi dứa đều hoàn toàn dùng máy đánh sợi cùng công đoạn ngâm, tách nên không dùng hóa chất để làm nhanh quá trình. Điều này giảm thiểu chất thải cho ngành công nghiệp. Bên cạnh đó sợi vải sản xuất ra cũng an toàn hơn.
  • Tận dụng được nguồn nguyên liệu bỏ đi: Hàng năm có không ít lượng lá dứa bị bỏ đi. Chúng ta dùng nguồn nguyên liệu giá rẻ để sản xuất ra loại vải sợi có giá trị kinh tế.
  • Thoáng, bền và dễ nhuộm: Sợi dứa mảnh, mịn và rất mềm nên thành phẩm có được độ bóng cao. Bề mặt của sợi vải rất mềm mại giống như vải lụa hay vải lanh tự nhiên. Sợi vải có kết cấu bền và chắc nhưng vẫn đảm bảo thoáng khí nên khi mặc rất thoải mái và mát. Vải sợi dứa cũng dễ hấp thụ thuốc nhuộm và có khả năng giữ màu tốt nên có thể sản xuất ra nhiều màu khác nhau/
  • Bền, không phai màu: Chất liệu vải sợi dứa không bị phai màu hoặc bị co như lanh, lụa. Sau quá trình giặt sấy vẫn đẹp như mới. Quá trình vệ sinh hay giặt giũ cũng đơn giản, không mất thời gian và không cần chú ý gì nhiều.

vải sợi dứa

Bề mặt bóng mịn

Xem thêm: Vải lụa satin là gì? Những mẫu đồ bộ vải lụa satin cực đẹp tại Cardina

Nhược điểm

Tuy vậy, vải sợi dứa vẫn có một số nhược điểm như sau:

  • Chỉ sản xuất tập trung tại các nơi trồng dứa chứ chưa phổ biến trên thế giới
  • Công nghệ sản xuất mới nên vẫn còn nhược điểm.
  • Chi phí sản xuất cao nên giá thành của vải sợi dứa cũng khá đắt.
  • Khó kiểm soát khi thu mua hàng loạt lá dứa từ người dân bởi họ phun thuốc trừ sâu khi sản xuất dứa.

vải sợi dứa

Giá thành cao

Xem thêm: Vải sợi hóa học được sản xuất từ gì? Ưu và khuyết điểm của vải hóa học

Quy trình sản xuất vải sợi lá dứa

Bước 1: Thu hoạch lá dứa

Nhân công sẽ chặt toàn bộ gốc dứa về, sau đó tách rời lá với gốc cứng và bó lại lá thành từng bó lớn và vận chuyển về.

Bước 2: Chiết sợi

Lá dứa tươi được đưa vào máy đánh sợi để nghiền bởi các con lăn. Từ đó có thể tách rời các sợi lá.

Bước 3: Tách nước

Bước này, lượng nước dư còn lại trong lá sẽ được giảm bớt, từ đó giúp cho sợi vải tơi và dễ tách hơn.

Bước 4: Tách sợi

Từ công đoan này, xơ sợi và bã lá sẽ được tách rời sau quá trình tách nước.

Bước 5: Làm sạch và sấy khô

Sợi được tách trong bước trên sẽ được ngâm rửa trong bồn lớn. Vắt nhẹ bằng máy và phơi khô tự nhiên bởi ánh nắng mặt trời. Nếu sản xuất theo quy mô lớn thì sẽ dùng máy sấy.

Bước 6: Kéo sợi

Sợi dứa sau khi làm khô sẽ được cho vào máy kéo sợi để kéo thành sợi chỉ với độ bóng và mềm mịn.

Bước 7: Dệt vải

Sợi sau khi kéo sẽ được cho vào máy dệt, từ đó tạo thành các thành phẩm là các tấm vải sợi dứa. 

vải sợi dứa

vải sợi dứa

vải sợi dứa

Quy trình sản xuất vải sợi lá dứa

Xem thêm: Vải umi là gì? Sử dụng và bảo quản vải umi như thế nào bền nhất?

Ứng dụng của vải sợi dứa trong cuộc sống

Khả năng ứng dụng của chất liệu này cũng được đánh giá cao. Các sản phẩm làm từ loại sợi này cũng xuất hiện trong nhiều lĩnh vực đời sống, như trang phục quần áo, các loại túi xách, giày dép, khăn trải bàn, thảm...

Ngoài ra vải sợi dứa còn được ứng dụng để làm lốp xe ô tô, băng tải...

Trong ngành dược phẩm, mỹ phẩm cũng có sự xuất hiện của sợi tơ dứa. Ngành công nghiệp sản xuất giấy cũng được ứng dụng chất liệu này để nâng cao chất lượng thành phẩm. Từ đó sẽ tạo ra các loại giấy và composite chất lượng với mức giá ưu đãi.

vải sợi dứa

vải sợi dứa

Vải sợi dứa được dùng để may đồ bộ mặc nhà, váy đầm...

399,000₫
  • 4.9
  • 845 đã bán
Kích thước
Xem thêm

Chăm sóc và bảo quản vải sợi dứa như thế nào?

Vải sợi dứa không hề khó để bảo quản. Khác với chất liệu sợi tre hay sợi cotton, vải sợi dứa sẽ bền đẹp trong thời gian dài. Để trang phục từ vải sợi dứa càng bền hơn, các bạn có thể xem và lưu lại những tip sau:

  • Chọn chế độ giặt nhẹ với nước lạnh dưới 40 độ C
  • Nên dùng nước xả vải để tăng độ bền và giữ màu tốt hơn.
  • Giặt tay nếu bạn muốn bề mặt của vải không bị khô cứng hay bị xù lông, nhăn nhúm.
  • Phơi đồ với ánh sáng tự nhiên, ánh mặt trời nhẹ. Hoặc dùng máy sấy.
  • Bảo quản ở nơi khô ráo để tránh ẩm mốc

vải sợi dứa

Chăm sóc và bảo quản vải sợi dứa như thế nào?

Xem thêm: Thổ cẩm là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của vải thổ cẩm

Vải sợi dứa và tiềm năng phát triển

Với ưu điểm vượt trội, vải sợi dứa là chất liệu xanh, hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Chất liệu này cũng được nhiều khách hàng yêu thích và chọn lựa bởi chi phí sản xuất thấp hơn các loại vải từ động vật.

Tiềm năng lớn bởi nguồn nguyên liệu khổng lồ. Các nhà khoa học đã ước tính mỗi năm có hơn 40 nghìn tấn lá dứa bị tiêu hủy mà không dùng vào lĩnh vực gì. Điều này sẽ rất tiết kiệm, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do đốt rác thải.

Việt Nam có sản lượng dứa đứng thứ 10 trên thế giới với hơn 34.000 ha trồng dứa, thu hoạch hơn 550.000 tấn sản phẩm nông sản. Điều này cũng sẽ có lợi nếu ngành sản xuất vải sợi dứa được mở rộng.

vải sợi dứa

Vải sợi dứa và tiềm năng phát triển

Xu hướng thời trang bền vững ngày càng được ưa chuộng nên chắc chắn vị thế của vải sợi dứa cũng không hề thấp trong thời gian tiếp theo. Trên đây là chia sẻ của Cardina về khái niệm của vải sợi dứa cũng như những ưu nhược điểm, ứng dụng của chất liệu này. Nếu thấy kiến thức thời trang này có ích, đừng quên chia sẻ bài viết với bạn bè và người thân của mình nhé.