Là người quan tâm tới ngành thời trang thì chắc chắn bạn cũng từng nghe đến sợi vải hóa học. Vậy sợi vải hóa học được sản xuất từ gì, nó có tốt không, ưu điểm và khuyết điểm ra sao? Cùng Cardina tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé! 

Vải sợi hóa học là gì? 

Sợi vải hóa học là loại vải được sản xuất từ các sợi hóa học bao gồm hai nhóm chính là sợi nhân tạo và sợi tổng hợp. Khác với vải sợi tự nhiên như sợi lanh, vải sợi chuối....

Loại sợi này được ứng dụng rất thông dụng, được dùng trong quần áo may mặc phổ biến như váy đầm, áo thun, quần jean, veston, đồ thể thao, đồ lót… Dùng trong gia dụng như sản xuất rèm cửa, khăn trải bàn, chăn ga gối đệm… Ngoài ra còn may túi xách, thảm hay giày dép nữa. 

vải sợi hóa học được sản xuất từ

Vải sợi hóa học được sản xuất từ sợi nhân tạo hoặc sợi tổng hợp 

Xem thêm: Tìm hiểu về vải tơ xước: Đặc điểm, phân loại và ứng dụng

Vải sợi hóa học được sản xuất từ gì? 

Trong khi Vải sợi thiên nhiên có nguồn gốc từ thực động vật thì Vải sợi hóa học được sản xuất từ hai nhóm chính là sợi nhân tạo và sợi tổng hợp. 

Sợi nhân tạo: Là loại sợi có nguồn gốc Cellulose từ thực vật như gỗ, tre, nứa hay protein động vật như tơ tằm ví dụ như Viscose, Modal, Lyocell, Tencel, Nilon 6,...

Sợi tổng hợp: Có nguồn gốc từ dầu mỏ, khí đốt, than đá như các loại sợi Polyester, Nylon, Acrylic, Spandex, Polypropylene, vải sợi carbon...

vải sợi hóa học

Tùy vào tính chất sợi mà nó có nguồn gốc từ tự nhiên hay dầu mỏ, khí đốt 

Xem thêm: Tìm hiểu về vải sợi tổng hợp: Nguồn gốc, đặc điểm, ứng dụng và cách bảo quản

Cách sản xuất vải sợi hóa học 

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu 

Nếu là sợi nhân tạo, người ta sẽ nghiền nhỏ, nấu chảy hoặc làm hòa tan các nguyên liệu trong dung dịch của hóa chất. Còn sợi tổng hợp thì sẽ dùng dầu mỏ, khí đốt để tạo ra các monome. 

Bước 2: Các Monome sau đó sẽ được liên kết để tạo thành polime, từ đây sẽ cho vào máy để kéo thành sợi. 

Bước 3: Khi thu hoạch được sợi thì sẽ mang đi dệt thành các loại vải bằng các phương pháp dệt như dệt thoi, kim… 

Bước 4: Có vải thô sẽ mang đi nhuộm màu, in hoa văn cũng như cho thêm một số chất để phục vụ cho nhu cầu sử dụng như chống nhăn, chống nước, chống cháy.. 

vải sợi hóa học được chia làm mấy loại

Vải sợi hóa học luôn được sản xuất với số lượng lợn nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng

Xem thêm: Vải Hemp là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của vải Hemp

Những loại sợi hóa học phổ biến hiện nay 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sợi hóa hóa, cùng điểm qua một số phổ biến được ứng dụng nhiều nhất nhé. 

Sợi Rayon: Được sản xuất từ gỗ, tre, nứa cực mềm mại, thoáng mát nhưng lại dễ bị nhăn. 

Sợi Modal: Có nguồn gốc từ cây sồi, độ bền cao, thấm hút mồ hôi tốt và giá thành khá cao.  

Vải Lyocell, Tencel: Loại sợi từ cây bạch đàn, ưu điểm là mềm mại, thoáng mát và rất thân thiện với môi trường. 

Polyester (PE): Loại sợi có nguồn gốc từ gầy mỏ, bền đẹp, chống nhăn nhưng lại ít thoáng, khá bí da. 

Nylon (PA): Sợi vải từ than đá và khí đốt, độ bền cao, chống nước tốt nhưng cũng dễ gây bí da.

Acrylic (PAN): Ưu điểm là mềm mại, ấm áp nhưng lại dễ nhăn, độ bền không cao và dễ bắt lửa. 

Spandex (PU): Loại sợi này có khả năng co giãn tốt, độ bền cao nhưng lại không thấm hút mồ hôi. 

Polypropylene (PP): Có ưu điểm là chống thấm nước, chống ẩm mốc, giá thành cực kỳ rẻ nhưng không thích hợp để làm quần áo mặc thường ngày.  

vải sợi hóa học có tính chất gì

Hiện nay có rất nhiều loại vải sợi hóa học được đưa vào ứng dụng trong cuộc sống 

Xem thêm: Vải bố là vải gì? Tìm hiểu về đặc điểm, phân loại và ứng dụng của vải bố

Ưu điểm và nhược điểm của vải sợi hóa học 

Ưu điểm

  • Loại sợi này có nhiều tính năng nổi bật như mềm mại, co giãn tốt, chống nhăn, chống thấm nước. Một số loại sợi có nguồn gốc từ tự nhiên có khả năng thấm hút mồ hôi, thoáng mát. 

  • Sợi dễ nhuộm mùa, lên được nhiều kiểu màu khác nhau, tươi mới, sắc nét và để được rất nhiều. 
  • Vải bền, chống được co rút, nấm mốc… nên có thể dùng trong thời gian dài. 

Nhược điểm 

  • Những loại sợi hóa học tổng hợp thường không thân thiện với môi trường, ít có khả năng phân hủy và có thể gây ô nhiễm.

  • Sợi hóa học sẽ không được thoáng mát, một số có thể gây kích ứng cho da bởi những thành phần gây độc hại. 

  • Vải hóa học một số còn dễ bắt lửa, tích điện gây cảm giác khó chịu khi mặc. 

vải sợi hóa học được sản xuất từ

Tùy vào ưu điểm và nhược điểm để có cách ứng dụng khác nhau 

Xem thêm: Vải Jersey là gì? Đặc điểm và ứng dụng của Jersey có thể bạn chưa biết

Cách sử dụng và bảo quản vải sợi hóa học

  • Khi giặt, bạn nên giặt trong nước ở nhiệt độ thường, có thể tách riêng các loại quần áo có màu để tránh bị loang màu. 
  • Sử dụng xà phòng dịu nhẹ, tránh sử dụng chất tẩy rửa mạnh. Có thể giặt ở máy giặt nhưng ở chế độ nhẹ nhàng. 
  • Phơi vải ở bóng mát, có gió, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Nhớ là phải lộn trái vải trước khi phơi. Khi ủi thì dùng nhiệt độ thấp, có thể sử dụng bàn ủi hơi nước.
  • Sử dụng móc có vai rộng để tránh làm quần áo bị nhăn và mất form quần áo. Treo trong tủ thoáng mát, nên có gói hút ẩm. Gấp quần áo gọn gàng thay vì vứt lung tung, có thể bảo quản ở trong hộp hoặc túi quần áo chuyên dụng. 
Trên là câu trả lời cho câu hỏi vải sợi hóa học được sản xuất từ gì mà Cardina muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng qua bài viết này bạn đã biết hơn về một số kiến thức thời trang để phục vụ cho bản thân. Và đừng quên theo dõi Cardina để được thỏa thích mua sắm những món đồ mà mình thích bạn nhé!