Vải cotton là gì? Tất cả những điều bạn cần biết về cotton
Quá quen thuộc trong ngành may mặc, vải cotton hay cotton là chất liệu hàng đầu, có nhiều ứng dụng và được vô vàn người tiêu dùng yêu thích. Bạn có biết vải cotton là gì không? Nguồn gốc của vải cotton là gì? Sản xuất vải cotton như thế nào? Đặc tính hay các ưu nhược điểm của chất liệu này ra sao? Tất cả sẽ được chia sẻ trong bài viết ngày hôm nay của Cardina.
Vải cotton là gì?
Cotton hay còn được gọi là vải bông là một chất liệu sợi tổng hợp, thành phần chính là sợi bông tự nhiên. Một số loại cotton khác sẽ được trộn thêm các sợi nhân tạo để hạn chế các nhược điểm của cotton thông thường, giúp vải có thêm độ co giãn và bền màu. Đây cũng là một trong những chất liệu phổ biến, được dùng rộng rãi bậc nhất trong đời sống hiện nay.
Một số đặc tính thường thấy nhất của vải cotton là thấm mồ hôi tốt, thoáng khí, không bị bí hay bị nóng, có thể nhuộm nhiều loại màu khác nhau. Thậm chí chất liệu này còn có khả năng cản bụi bẩn, nấm mốc. Cotton tự nhiên còn có cả khả năng kháng khuẩn, an toàn và cực dịu nhẹ với làn da. Cotton tự nhiên organic được dùng chủ yếu cho những người có làn da nhạy cảm hoặc trẻ em.
Vải cotton là gì?
Xem thêm: Vải cotton lạnh là gì? Tất tần tật về chất liệu cotton lạnh
Nguồn gốc của chất liệu cotton
Có thể nói rằng cotton hay sợi bông được sử dụng từ rất lâu trước kia. Các nhà khảo cổ học cũng khẳng định cotton có thể xuất hiện từ hơn 7000 năm trước đây. Mỗi một nền văn minh tồn tại trên thế giới này đều đã có những dấu tích của cotton. Những mảnh vải được cho là cotton được tìm thấy ở các hang động Mexico. Khoảng 3000 năm TCN, người cổ đại dùng ác phương pháp dệt đơn giản nhất để sản xuất ra vải cotton, phân bố chủ yếu ở các vùng thung lũng của sông Nin, sông Hằng hay ở Idus...
Cũng có khá nhiều ghi chép lại cho rằng quân đội Alexander Đại Đế khi xâm chiếm Ấn Độ thì mới biết đến Cotton và đem chúng về Châu Âu. Ban đầu cotton được dệt bằng khung cửi, sau đó năm 1350, chúng được dệt bằng bánh xe quay và phát triển rực rỡ ở châu Âu. Những phát triển của ngành công nghiệp cũng khiến cho ngành dệt phát triển cực nhanh. Các nước như Ấn Độ, Trung Quốc đang là các nước sản xuất vải cotton lớn nhất thế giới.
Nguồn gốc của chất liệu cotton
Phân loại cotton phổ biến trên thị trường
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải cotton khác nhau, cụ thể chúng thường được chia theo thành phần hoặc nguồn gốc xuất xứ. Xem ngay một số loại đang bán chạy nhất dưới đây nhé.
Cotton 100% Organic
Đây là loại cotton tốt và được chọn mua nhiều nhất trên thị trường. Ưu điểm của loại này thì vô cùng nhiều như mềm mại, an toàn với da. Ngoài ra khả năng thấm hút hay khả năng nhuộm màu của nó cũng được đánh giá cao.
Chất liệu này chỉ có một nhược điểm duy nhất là giá thành đắt đỏ. Bạn khi mua không kiểm tra cẩn thận thì sẽ rất dễ mua phải hàng giả.
Cotton 65/35 (CVC)
Loại thứ hai là CVC hay còn được gọi là cotton 65/35. Với thành phần gồm 65% cotton và 35% sợi PE. Vải CVC rẻ hơn nhiều so với cotton 100% nhưng lại có đủ các ưu điểm của cotton như độ bền, mềm mại và an toàn. Tuy nhiên nó sẽ không thấm mồ hôi tốt như cotton tự nhiên.
Cotton 35/65 (Tixi/TC)
Thứ ba là cotton 35/65 hay còn gọi là vải Tixi. Với thành phần 35% cotton là đến 65% là sợi PE nên về khả năng thấm hút sẽ không tốt như hai loại vải bên trên. Tuy nhiên giá thành của nó sẽ rẻ hơn cả 2 loại. Tuỳ từng mục đích sử dụng hay tài chính mà bạn có thể chọn những loại vải khác nhau.
Cotton Borip
Thành phần của vải cotton borip là 100% cotton. Chúng không được pha thêm cất cứ loại sợi tổng hợp nào khác, đem đến các ưu điểm tuyệt vời như mềm mại, thấm hút cao. Chúng thường được dùng để may đồ trẻ em hay tã lót...
Cotton pha Spandex
Với những người yêu thích thể thao thì chắc hẳn không còn lạ lẫm gì với cotton pha spandex phải không nào? % spandex giúp cho sợi vải có khả năng co giãn và giữ form tốt hơn. Ngoài ra còn tăng được khả năng giữ bền màu. Giặt giũ không lo quần áo bị phai hay bị dão.
Cotton Ai Cập
Là sản phẩm được trồng và sản xuất ở Ai Cập. Bản chất của loại vải này vẫn là cotton 100% nhưng do có ưu ái về khí hậu mà đem lại độ bóng tự nhiên đẹp hơn các vùng khác. Nó cũng được đánh giá là "vua cotton" nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm dùng nó.
Cotton USA
Ưu điểm của cotton USA là bền, cấu trúc sợi dai nên khả năng thấm hút của nó cũng được đánh giá cao. Ngoài ra vải cotton USA cũng được nhiều người yêu thích bởi khả năng bền màu và chịu nhiệt tốt. Loại vải này còn không bị nhăn hay rút sợi như cotton tự nhiên.
Cotton Satin
Sự khác biệt của chất liệu này nằm ở cách dệt. Sử dụng cách dệt kiểu satin nên giúp cho vải có bề mặt mềm mượt và láng bóng. Tất nhiên chúng cũng có đủ các ưu điểm của vải cotton thông thường như thấm hút tốt, thân thiện với làn da và thoáng mát. Cotton satin thường được ứng dụng nhiều nhất để làm chăn ga gối.
Cotton lụa
Với thành phần 90% cotton và 10% sợi tơ tằm, giúp cho vải mềm, có độ bóng và cực mượt khi sờ lên bề mặt.
Cotton nhung
Loại cotton tiếp theo là cotton nhung, với thành phần từ cotton và sợi tơ tằm và tơ nhân tạo. Loại vải này sẽ có bề mặt bóng đẹp, nhìn rất sang, khả năng thấm hút cũng rất tốt và bền. Tuy nhiên nhược điểm của chất liệu này là gió làm sạch và hay bị bám bụi.
Cotton khô
Cuối cùng là cotton khô, đây là chất liệu gần đây được giới trẻ chọn mua rất nhiều qua các mẫu áo phông cotton khô. Vải thấm hút nhanh, mềm và thoáng khi mặc. Đặc biệt giá thành thì rất phải chăng.
Phân loại cotton phổ biến trên thị trường
Xem thêm: Vải umi là gì? Sử dụng và bảo quản vải umi như thế nào bền nhất?
Quy trình sản xuất vải cotton
Thu hoạch bông
Bước đầu tiên là thu hoạch các quả bông. Thông thường sẽ có 3 đợt thu hoạch, từ gốc cho đến ngọn. Tiếp theo các quả bông sẽ được phân loại chất lượng, sau đó đem phơi khô và chuẩn bị cho bước tiếp theo.
Thu hoạch cây bông
Tinh chế xơ bông
Bông sau khi được phơi khô sẽ được đem đi tinh chế. Sợi bông sẽ được xé và tách ra từng sợi. Tiếp theo sẽ được đem nấu bằng lò hơi, lọc nhiều lần để bỏ các tạp chất bên trong như pectin hay các chất bẩn khác.
Tinh chế xơ bông
Kéo sợi
Bước tiếp theo, sợi bông sẽ được hoà tan trong một dung dịch đặc biệt. Đưa chúng vào máy kéo sợi và tiến hành kéo căng, sau đó thành sợi bông.
Kéo sợi
Dệt vải cotton
Sau khi đã có các sợi bông, công nhân tiến hành dệt các tấm vải cotton theo sợi ngang và sợi dọc. Tấm vải sẽ được làm bóng để tăng khả năng thấm nước và giữ màu khi nhuộm.
Dệt vải cotton
Nhuộm màu
Dung dịch nhuộm sẽ được thêm một số chất phụ gia để giúp quá trình nhuộm bắt màu hơn. Cuối cùng vải sẽ được đem đi giặt để làm mềm vải, tăng độ bền và đảm bảo vải sẽ không bị phai màu hay bị rút sợi.
Nhuộm màu
Ưu điểm của chất liệu vải cotton
- Mềm mại, an toàn với da
- Cực thân thiện với môi trường
- Khả năng tự phân huỷ cao
- Bền, co giãn tốt và nhanh khô
- Thoáng mát khi mặc
- Thấm mồ hôi tốt
- Chuẩn form dáng sản phẩm
Nhược điểm của vải cotton
- Vải cotton tự nhiên có mức giá cao
- Vải 100% cotton sẽ hơi cứng nên khi dùng cho phái nữ sẽ thêm chút thành phần spandex để sợi mềm và dịu nhẹ hơn.
Là chất liệu được đánh giá cao
Xem thêm: Lụa tơ tằm là gì? Nguồn gốc, đặc điểm và giá thành của lụa tơ tằm
Ứng dụng của vải cotton trong đời sống
Nhu cầu sử dụng vải cotton hiện nay là cực lớn. Trong mọi ngành, mọi lĩnh vực cuộc sống đều thấy sự xuất hiện của chất liệu này. Từ ngành may mặc đến trang trí nội thất hay chăn ga....
Ngành may mặc
Với ưu điểm của mình, cotton được ứng dụng chủ yếu để may các loại trang phục. Đồ cotton cũng dễ mặc, có thể dùng để may nhiều loại thiết kế khác nhau. Từ những chiếc áo phông basic đến sơ mi, váy đầm hay đồ mặc nhà.
Vải cotton còn được dùng nhiều để may các sản phẩm thể thao như quần, bộ tập gym hay thậm chí ngành đồ lót cũng sử dụng lượng lớn vải cotton.
Bộ thu đông cotton nữ Cardina
Áo polo cotton USA pha sợi cafe Cardina
Ngành chăn ga gối đệm
Để được xem là một sản phẩm tốt, chăn ga gối cần đáp ứng được cả sự mềm mại và thấm hút tốt. Cotton 100% đáp ứng được điều này. Cotton cũng được chọn để may các loại đồ dùng khác như khăn tắm, khăn mặt hay tất, găng tay...
Các đồ khăn mặt, khăn tắm...
Xem thêm: Vải gấm là gì? Các kiểu đầm vải gấm sang trọng cho quý cô 2023
Nhận biết vải cotton tự nhiên như thế nào?
Sờ bề mặt sợi vải
Nếu là vải cotton xịn, khi sờ lên bề mặt vải sẽ cực kỳ mềm mịn. Ngoài ra bạn cũng có thể thử vò chiếc áo, nếu nó có nhăn thì là cotton chuẩn. Nếu không thì có thể là loại cotton pha như TC hay CVC...
Xem bề mặt của vải
Xem khả năng thấm nước
Vải cotton càng có % lớn thì khả năng thấm nước càng tốt. Bạn có thể dùng đặc tính này để kiểm tra xem bộ đồ của mình có phải là cotton xịn hay không.
Nhận biết bằng cách đốt
Hãy đốt một mảnh vải nhỏ, bạn sẽ nhận biết được ngay đó là loại cotton gì. Bảng dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt nhanh nhất:
Cotton 100% | CVC | TC | Cotton USA | Cotton Poly | Cotton Satin | Cotton lụa | Cotton Borip | Cotton pha spandex | Cotton Ai Cập | Cotton nhung | |
Mùi khi cháy | Mùi giấy cháy | Mùi khét | Mùi nhựa cháy | Mùi gỗ cháy | Mùi khét | Mùi gỗ / tóc cháy | Mùi giấy cháy | Mùi giấy cháy | Mùi gỗ cháy | Mùi gỗ cháy | Mùi giáy/tóc cháy |
Tro khi đốt | Tro mịn | Vón cục | Vón cục lớn | Tro mịn | Vón cục | Tro mịn, bóp tan | Tro có bị vón nhưng có thể bóp tan | Tro mịn | Tro mịn | Tro mịn | Vón cục nhưng bóp tan ngay |
Nhận biết dễ dàng
Hướng dẫn cách giặt giũ, bảo quản đồ vải cotton
Không ngâm đồ cotton trong bột giặt quá lâu
Nếu bạn ngâm quần áo trong bột giặt quá lâu sẽ làm cho quần áo bị phai màu. Đặc biệt với cotton 100% thì càng không nên do nó không có chất spandex để giữ màu nhuộm.
Không ngâm đồ cotton trong bột giặt quá lâu
Phân loại quần áo trước khi giặt
Trước mỗi lần giặt đồ, các bạn cần tạo được thói quen phân loại. Để đồ có màu riêng với đồ trắng, tránh tình trạng những món đồ sáng màu của bạn sẽ bị phai màu, mất thấm mỹ vô cùng.
Không dùng chất tẩy mạnh
Khi bạn dùng chất tẩy quần áo quá mạnh sẽ dễ khiến cho vải bị rách hay bi mục, từ đó làm giảm tuổi thọ của quần áo. Đặc biệt với đồ lót thì bạn càng không nên dùng chất tẩy mà nên vò bằng tay thật sạch. Tránh các căn bệnh nguy hiểm.
Phơi đồ ở nơi thoáng mát
Tránh phơi đồ ở những nơi quá ẩm thấp hay những nơi có nắng gắt sẽ dễ làm cho quần áo của bạn bị nấm mốc hoặc bị phá vỡ cấu trúc sợi.
Phơi đồ ở nơi thoáng mát
Một số thắc mắc khác về cotton
Chất vải cotton có thấm mồ hôi không?
Vải cotton được đánh giá cao về khả năng thấm mồ hôi nên các bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi mua các trang phục cotton để mặc. Tuy nhiên nếu bạn mua cotton PE thì khả năng thấm mồ hôi sẽ kém hơn nhiều so với cotton tự nhiên.
Chất vải cotton có thấm mồ hôi không?
Vải cotton thuộc loại vải nào? có xù lông không?
Cotton có hiện tượng xù lông. Đặc biệt là với cotton 100% tự nhiên thì càng dễ xù lông hơn sau một thời gian sử dụng. Nếu muốn chọn loại vải cotton ít bị xù thì bạn nên để ý thành phần của nó và cách dệt.
Giá vải cotton bao nhiêu?
Vải cotton có nhiều loại nên cũng có mức giá khác nhau. Tuỳ từng số lượng và phân loại của bạn mua mà sẽ có các báo giá. Ví dụ một số loại vải sau (Tính theo đơn vị cây vải)
- Vải thun cotton 30 trung bình 135.000 VNĐ - 151.000 VNĐ/cây
- Cotton 40 có giá dao động từ 152.000 VNĐ - 167.000 VNĐ/cây
- Vải Rip cotton có giá khoảng 167.000 VNĐ/cây
- Vải tici 30 có mức giá rẻ hơn, khoảng 102.000 VNĐ/cây. Tuy nhiên nếu bạn mua loại vải này với gam màu nhạt thì sẽ có mức giá đắt hơn là khoảng 174.000 VNĐ/cây.
Chất vải cotton có nóng không?
Với nguồn gốc từ tự nhiên nên cotton có đặc tính thoáng, mát và không bị bí bức khi mặc. Tuy nhiên nếu bạn chọn vải cotton pha quá nhiều nilon thì sẽ không còn ưu điểm này nữa.
Vải cotton có co giãn không?
Chất liệu cotton có khả năng co giãn tốt. Về độ co giãn nhiều hay ít còn phụ thuộc vào các thành phần khác của vải như spandex hay PE.
Vải cotton có co giãn không?
Xem thêm: Vải lanh là gì? Khái niệm, phân loại, ứng dụng của vải sợi lanh
Trên đây là những chia sẻ của Cardina về vải cotton cũng như một số ưu nhược điểm của chất liệu này. Là một trong những cái tên phổ biến nhất trong làng thời trang, cotton chắc chắn sẽ là loại vải mà bạn nên chọn mua và sử dụng trong hè này. Nếu còn thắc mắc khác về vải cotton hay các chất liệu khác, đừng ngại để lại bình luận bên dưới để được chúng tôi tư vấn và giải đáp nhanh nhất bạn nhé.