Đã bao giờ bạn nghe thấy vải textile? Trong ngành may mặc, những loại chất liệu được gọi với nhiều cái tên khác nhau. Hiện nay khi trên thị trường xuất hiện càng nhiều loại chất liệu thì sẽ có những cái tên khiến bạn không biết nó là loại vải gì. Vậy textile là gì? textile thường được ứng dụng ở đâu? Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc trên thì cùng Cardina tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết ngày hôm nay nhé.

Textile là gì

Textile có phải là thắc mắc mà bạn đang cần giải đáp

Xem thêm: Vải lụa satin là gì? Những mẫu đồ bộ vải lụa satin cực đẹp tại Cardina

Textile là gì?

Có thể dễ dàng biết được textile là gì thông qua nghĩa tiếng Anh của nó. Theo từ điển, người ta giải thích chúng là "a cloth made by hand or machine". Vậy có thể hiểu rằng textile là một loại chất liệu vải dệt được dệt bằng máy hoặc dệt bằng tay. Hiện trong thị trường may mặc có rất nhiều cách dệt khác nhau, với những sản phẩm được làm ra từ cách dệt sẽ được gọi chung là textile.

Textile là gì

Textile là gì?

Các bạn cũng có thể hiểu textile thông qua hai nghĩa rộng và hẹp của nó. Với nghĩa rộng, textile có nghĩa là tất cả những mặt hàng được sản xuất bằng quy trình dệt, vi dụ như dệt con thoi, dệt kim,... bao gồm cả quần áo và các loại phụ kiện như găng tay, tất chân hay khăn quàng,...

Textile là gì

Theo nghĩa hẹp, textile được hiểu là vải dệt được dệt bằng tay hoặc dệt bằng máy.

Xem thêm: Vải gấm là gì? Các kiểu đầm vải gấm sang trọng cho quý cô 2023

Textile art là gì?

Bên cạnh Textile thì cũng còn một số khái niệm liên quan đến thuật ngữ này được nhiều người đặt ra câu hỏi. Ví dụ như Textile Art hay Textile Design,...

Với nghĩa là nghệ thuật, Textile art được xem là tất cả các tác phẩm nghệ thuật được làm từ các loại vải dệt. Từ những mục đích để trang trí cho đến các món đồ trưng bay hay triển lãm. Những món đồ này sẽ có vẻ ngoài "nghệ thuật" có tính thẩm mỹ cao và được nhiều người yêu thích. Với nhiều người đam mê nghệ thuật thì chúng chính là những kết hợp hoàn hảo của ngành công nghiệp thời trang hiện đại và những cách dệt thủ công, truyền thống.

Textile là gì

Textile art là gì?

Từng công đoạn đều được người thợ hoàn thiện trong từng chi tiết tỉ mỉ. Ví dụ như thêu, các nút thắt hay thậm chí là từng chi tiết thêu móc, khâu rập,... Chúng đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm cao cũng như cần có kỹ năng, thậm chí là thời gian để có thể hoàn chỉnh được một sản phẩm.

Những sản phẩm được làm thủ công 100% như Textile Art đều được các tín đồ thời trang hay người yêu thích nghệ thuật mê mẩn. Chúng được săn đón không khác gì những sản phẩm highend ra mắt của các nhà tạo mốt nổi tiếng trên thế giới. Tất nhiên rồi, chúng cũng được săn đón ở khắp mọi nơi, ngay cả những người được coi là "ngoại đạo" cũng chẳng thể cưỡng lại sức hút của chúng mà đem lòng yêu thích.

Textile là gì

Có rất nhiều người mê mẩn Textile Art

Đặc biệt hơn, mức giá thành cho các sản phẩm này cũng không quá cao. Tuỳ theo kích thước, độ khó của Textile art hay tuỳ theo kỹ thuật thêu và chất liệu,... Một số công nghệ dệt rất hay được sử dụng như nhuộm batik, may shashiko hay là thiết kế shibory,...

Textile là gì

Bạn có phải tín đồ của Textile art không?

Xem thêm: Vải chiffon là gì? Ưu và nhược điểm của vải chiffon (vải voan)

Textile Design là gì?

Bên cạnh Textile Art thì Textile design cũng là một trong những khái niệm được nhắc đến rất nhiều. Các nhà thiết kế sẽ thể hiện các phong cách của mình ngay trên bề mặt của các mảnh vải Textile. Có thể dùng cách dệt con thoi hoặc sử dụng cách dệt khác.

Điều này còn tuỳ thuộc vào hoạ tiết mà người thợ muốn truyền đạt. Những tác phẩm này được ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau. Từ thời trang may mặc basic cho đến ngay cả thiết kế nội thất cũng được ứng dụng rất nhiều.

Textile là gì

Textile Design là gì?

Đặc biệt ở những nước có nghề truyền thống phổ biến và ưa chuộng những sản phẩm thủ công như Việt Nam hay là các nước Á Đông thì Textile Design còn được dử dụng nhiều hơn nữa. Tất nhiên các bạn cũng có thể coi chúng như một xu hướng trong thời trang. Dùng chúng một cách thoải mái mà không lo sợ sẽ bị lỗi mốt.

Textile là gì

Còn có cả các buổi triển lãm cho Textile

Đặc điểm của vải textile bạn nên biết

Không chỉ có nhiều ứng dụng trong ngành thời trang mà Textile còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau nữa như chăn màn, trong trang trí nội thất, thậm chí là sử dụng trong những cuộc triển lãm, các bộ sưu tập của các nhà thiết kế.

Một số đặc điểm của vải Textile mà các bạn có thể biết như:

  • Vải Textile có bề mặt cực kỳ thoáng mát và xốp, chúng mềm, không làm cho bạn thấy khó chịu hay khô ráp khi mặc.
  • Chất liệu này còn có khả năng co giãn rất tốt. Tuy nhiên cũng không vì thế mà bạn lo sợ nó sẽ bị chảy hay bị dão.
  • Khả năng giữ nhiệt tốt, mặc trong mùa đông hay mùa lạnh rất hợp
  • Vải không bị nhăn hay bị nhàu sau khi giặt và mặc. Bạn có thể dễ dàng giặt giũ hay làm sạch chất liệu này. Giặt bằng máy hay bằng tay đều ổn.
  • Rất dễ chịu khi mặc. An toàn với làn da.

Tuy nhiên, chất liệu Textile sẽ có một số nhược điểm mà bạn có thể cân nhắc khi chọn mua như:

  • Chúng dễ bị quăn mép vải sau khi dùng. Khi mặc những bộ đồ cũ có thể không được thẩm mỹ.
  • Dễ bị móc rách nếu như bạn lỡ mắc chúng vào những vật nhọn.

Textile là gì

Nếu không cẩn thận sẽ dễ bị rách

Xem thêm: Tơ visco là gì? Tất tần tật về chất liệu vải viscose

Phân biệt đơn giản giữa Textile, Fabric và Cloth

Với cả 3 thuật ngữ này Fabric, Cloth và Textile thì sự khác biệt của chúng là gì? Các bạn hãy cùng Cardina tiếp tục tìm hiểu trong những chia sẻ dưới đây nhé:

Fabric

Rất nhiều chị em không biết phân biệt Textile và Fabric. Cả hai đều là vải vóc, vậy chúng có gì khác nhau mà phải sử dụng cả hai khái niệm? Với Fabric, các bạn có thể hiểu đơn giản chúng chính là những loại vải thời trang thông thường hàng ngày bạn vẫn hãy sử dụng.

Tuỳ thuộc theo từng thời điểm khác nhau mà những nhà sản xuất sẽ thiết kế và biến tấu chúng với những kiểu sợi, cách dệt và các hoạ tiết khác nhau. Sự khác biệt này còn phụ thuộc khá nhiều vào xu hướng thời trang trong thời điểm đó.

Textile là gì

Các hoạ tiết được biến tấu cực đỉnh

Một số xu hướng thời trang hiện đang được yêu thích sử dụng như các loại vải dạ tweed, vải nhung hay những chất liệu tuyn thêu điệu đà,... Thậm chí là vải len, bông,...

Textile là gì

Nó đang dần trở thành một trường phái nghệ thuật

Xem thêm: Vải Kate là vải gì?? Ưu nhược điểm của vải Kate

Cloth

Cloth cũng là một trong những thuật ngữ được dùng siêu nhiều trong ngành thời trang. Vậy cloth có gì khác với Textile? Các bạn có thể hiểu đơn giản, cloth là những loại vải được may dệt từ chất liệu các loại sợi như len hay sợi bông. 

Chúng không có nguồn nguyên liệu phong phú như Textile hay Fabric. Chúng chính là một khái niệm đích danh, có nghĩa hẹp hơn nhiều so với hai khái niệm bên trên.

Textile là gì

Phân biệt đơn giản giữa Textile, Fabric và Cloth

Xem thêm: Lụa tơ tằm là gì? Nguồn gốc, đặc điểm và giá thành của lụa tơ tằm

Ứng dụng một số trang phục vải Textile hiện nay

Không những được sử dụng nhiều trong ngành may mặc, Textile còn được dùng để trang trí nội thất. Vậy ứng dụng của chúng được thể hiện thông qua nơi nào nhiều nhất? Bạn có biết chưa? Xem ngay chia sẻ dưới đây của Cardina bạn nhé.

  • Ứng dụng trong ngành thời trang

Textile là gì

Ứng dụng trong ngành thời trang

Textile là gì

Hoạ tiết in cực sang chảnh

Textile là gì

Các hình thêu trên váy

Textile là gì

Trang phục truyền thống Á Đông

Textile là gì

Và cả những chiếc váy hiện đại

Xem thêm: Vải nỉ là gì? Vải nỉ có tốt không? Có những loại vải nỉ nào?

  • Ứng dụng trong lĩnh vực thiết kế, trang trí nội thất

Textile là gì

Ứng dụng trong trang trí nội thất

Textile là gì

Các mẫu gối ôm

Textile là gì

Ứng dụng trong ngành sản xuất chăn ga

Textile là gì

Nghệ thuật trong cả những thiết kế 3D

Xem thêm: 1000+ Mẫu đồ bộ mặc nhà cao cấp - Đồ bộ nữ mặc nhà Nhật Bản

Trên đây là những chia sẻ của Cardina về Textile. Hi vọng với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ, bạn sẽ có thêm hiểu biết về chất liệu này, từ đó có thể phân biệt chúng với các khái niệm khác. Tự tin hơn mỗi khi mua sắm hay trong công việc có liên quan. Hãy đăng kí theo dõi Cardina để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về ngành thời trang nàng nhé.