Vải cashmere là gì? Cùng tìm hiểu về Cashmere - chất liệu của giới thượng lưu
Vải cashmere được biết đến là loại chất liệu đắt đỏ bậc nhất thế giới. Vậy cashmere là gì? Chất vải cashmere có nguồn gốc từ đâu? Cashmere có giá bao nhiêu?... Tất cả sẽ được Cardina bật mí trong nội dung bài viết ngày hôm nay.
Tìm hiểu về vải cashmere cùng Cardina
Xem thêm: Vải chiffon là gì? Ưu và nhược điểm của vải chiffon (vải voan)
Vải cashmere là gì?
Nếu hỏi loại chất liệu nào có mức giá đắt đỏ, xa xỉ nhất thì có lẽ vải cashmere sẽ là cái tên đứng đầu. Cashmere là loại vải len dệt từ lông dê. Sợi Cashmere không thể làm công nghiệp hay dệt bằng máy móc mà phải làm hoàn toàn thủ công. Một chiếc áo len chất liệu len Cashmere tiêu chuẩn cần đến gần 4-5 con dê mới đủ lông nên điều này cũng khiến cho Cashmere đắt đỏ hơn nữa.
Kích thước tiêu chuẩn của một sợi Cashmere là 18,5mm đường kính, 3,175mm chiều dài. Đây là con số tối thiểu để đánh giá chất lượng sợi len này.
Vải cashmere là gì?
Nguồn gốc, lịch sử hình thành của vải cashmere
Truyền thuyết kể rằng cashmere cũng có một câu chuyện đẹp. Bắt đầu từ Cuộc thám hiểm phương Đông của Napoléon.
Tương truyền, Napoléon đã mang về cho người vợ yêu dấu của mình, Josephine một món quà từ châu Á. Từ đó trở đi, Josephine coi chiếc khăn choàng len Cashmere như một báu vật và sưu tầm đủ loại khăn choàng Cashmere.
Kể từ đó, các sản phẩm len cashmere được giới quý tộc Châu Âu rất ưa chuộng. Cũng chính vì lý do này mà vải Cashmere đã trở thành một loại chất liệu cực đắt đỏ vào thời bấy giờ. Cho đến nay Cashmere cũng là một loại vải quý.
Nguồn gốc, lịch sử hình thành của vải cashmere
Xem thêm: Tơ visco là gì? Tất tần tật về chất liệu vải viscose
Vải cashmere có nguồn gốc lâu đời. Từ tận trước công nguyên, những người dân của quốc Kashmir (nay thuộc Ấn Độ) đã dùng lông của những con dê vùng núi Himalaya để dệt vải.
Những chú dê Cashmere không cho được sản lượng lông nhiều như cừu hay nhưng loài khác nên cũng khiến cho giá thành của loại sợi này rất đắt.
Ngoài ra, lông để dệt vải Cashmere phải lấy phần dưới lớp lông của con dê nên càng hiếm và sản lượng ít hơn. Lớp lông này mềm, mịn và có khả năng giữ nhiệt cực tốt.
Dê Cashmere
Phân loại vải cashmere trên thị trường
Vải Cashmere được phân loại chất lượng dựa trên dộ tinh khiết hay độ dài của sợi. Tùy thuộc vào vùng sinh sống của dê Cashmere mà cho ra đời loại lông chất lượng hay không. Tại dãy Himalaya, khí hậu nơi đây lạnh hơn các vùng khác nên những con dê có bộ lông dày và dài hơn để đảm bảo, giữ ấm. Cũng vì thế mà vải Cashmere từ dê Himalaya sẽ tốt nhất và có mức giá đắt hơn cả.
Hiện trên thị trường có phân chia vải Cashmere thành 3 loại như sau:
- Loại A: Vải mỏng, có độ dài của sợi lớn nhất. Đường kính lại nhỏ có thể chỉ 14 micron, dài 36mm. Thêm nữa là độ bền cao. Đây cũng là loại có giá cao nhất.
- Loại B: Đường kính xấp xỉ 19 micron, giá thấp hơn loại A
- Loại C: Loại này thì dày, đường kính khoảng 30 micron, chất lượng cũng không bằng hai loại trên. Cùng với đó là mức giá thấp hơn nhiều.
Phân loại vải cashmere trên thị trường
Xem thêm: 1000+ Mẫu Đồ Bộ Mặc Nhà Cao Cấp - Đồ Bộ Nữ Đẹp, Sang Trọng, Thoải Mái
Vì sao len cashmere lại đắt đỏ như vậy?
Các bạn có biết vì sao giá thành của vải Cashmere lại cao như vậy không? Dưới đây là 4 lý do quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành, chất lượng của vải Cashmere.
- Ảnh hưởng lớn từ khí hậu, môi trường, điều kiện nuôi dê cashmere khiến cho sản lượng của chất liệu này không được cao và ổn định
- Các công đoạn khác như thu gom, sản xuất,… mất rất nhiều thời gian. Đặc biệt những mảnh Cashmere cao cấp còn được làm 100% thủ công nên càng lâu hơn nữa. Thêm vào đó, sợi lông của dê đã ít, để may một chiếc áo còn cần đến tận 4 con dê nên càng thêm hiếm hoi và đắt đỏ.
- Chi phí để nuôi và chăm sóc cho dê Cashmere không hề thấp. Thêm vào đó là ảnh hưởng từ môi trường khắc nghiệt càng khiến cho việc nuôi chúng không dễ dàng.
- Giá từ khâu sản xuất có sự chênh lệch trong từng quốc gia. Mỗi quốc gia sẽ có mức giá khác nhau, từ đó cũng ảnh hưởng đến mức giá của loại vải này.
Vì sao len cashmere lại đắt đỏ như vậy?
Thành phẩm của vải cashmere gồm những gì?
Vậy thành phầm của vải cashmere là gì? Với giá cả đắt đỏ như vậy, chúng thường được dùng để may những trang phục nào?
Tất cả những dạng quần áo nhẹ, mỏng đều có thể làm được tự vải Cashmere. Từ quần áo mùa hè đến quần áo mùa đông, khăn quàng cổ, mũ len,… Tuy nhiên, do đặc tính có thể giữ ấm rất tốt nên thường được làm đồ mùa đông.
Áo choáng Cashmere sang chảnh
Xem thêm: 7 Lưu ý quan trọng khi chọn mua áo khoác len trung niên cho mùa thu đông 2024
Vừa ấm áp mà lại không quá nặng nề, cồng kềnh. Ngoài ra chất liệu này còn được dùng để làm một số loại đồ nội thất gia đình như ga gối, chăn đệm,…
Chăn vải Cashmere mềm mại
Xem thêm: Vải nỉ là gì? Vải nỉ có tốt không? Có những loại vải nỉ nào?
Cách dùng vải cashmere đẹp
Để dung vải Cashmere đẹp và bền, các bạn cần lưu ý những điều sau:
- Không nên dùng chất tẩy, thậm chí cả nước hoa hay nước xả vải cũng không được dùng vì có thể khiến cho vải bị biến dạng. Chúng (cồn trong nước hoa) làm biến đổi cấu trúc sợi của Cashmere, ngoài ra còn thu hút côn trùng, nếu không để ý sẽ làm cho áo của bạn xuất hiện thêm vài lỗ thủng đó nhé.
- Sử dụng với tần suất vừa phải, không nên dùng quá nhiều lần liên tiếp sẽ làm cho trang phục của bạn bị dãn, không còn đẹp.
Cách dùng vải cashmere đẹp
Hướng dẫn giặt và bảo quản vải cashmere đúng cách
Giặt và bảo dưỡng vải Cashmere như thế nào cũng là điều quan trọng khi bạn muốn sử dụng các trang phục làm từ chất liệu này. Sự sang trọng cùng giá cả đắt đỏ đi liền với những bước bảo quản rắc rối.
- Khi mặc đồ làm từ vải Cashmere, bạn cần giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh bám bụi. Áo khoác cashmere cần chải nhẹ nhàng theo chiều của lông bằng bàn chải tĩnh điện với đầu lông mềm để phủi bụi và ngăn bướm đêm ẩn nấp trong lớp vải. Nếu chẳng may bị dính vết bẩn, hãy giặt bộ đồ kịp thời để tránh vết bẩn lưu lại lâu trên bề mặt len cashmere và khó tẩy hơn.
- Việc giặt vải Cashmere cần chú ý đến nhiệt độ của nước. Nói chung là bạn nên dùng nước ấm khoảng 30 ℃. Sau khi đã khuấy đều nước giặt chuyên dụng, bạn có thể vò nhẹ quần áo.
- Tốt nhất là giặt tay và vò nhẹ nhàng để đảm bảo độ bền của vải cashmere. Hoặc các bạn cũng có thể cho thêm một chút giấm hoặc nước xả vào nước sạch để giặt.
- Vải Cashmere sau khi giặt xong phải sấy khô, ủi, rồi mới cất. Quần áo lót cần gấp nhẹ, cho vào túi ni lông, treo áo lên là cách bảo quản tốt nhất.
- Khi bảo quản các sản phẩm làm từ vải Cashmere, hãy chú ý đặt chúng ở nơi có bóng râm để tránh vải bị phai màu.
- Các bạn cũng cần lưu ý luôn duy trì môi trường thông thoáng, mát mẻ. Nơi bảo quản cần tránh bụi bẩn, tránh ẩm ướt, không được phơi nắng. Tốt nhất nên để thêm các chất chống côn trùng trong tủ quần áo để tránh việc những món đồ sang trọng của bạn bị côn trùng, mối mọt làm rách hay bị nấm mốc.
Giặt tay không được giặt máy
Xem thêm: Vải polyester là gì? Những điều cần biết về chất liệu polyester
Một số kiến thức thú vị xung quanh vải cashmere
- Vải cách nhiệt, mềm, mỏng và có khả năng giữ ấm rất tốt. Thậm chí dưới 40 ° C cũng chẳng cảm thấy lạnh dù vải chỉ dày vài mm
- Cần đến 4 con dê để có thể dệt được một chiếc áo len kích cỡ vừa phải.
- Quần áo, khăn từ chất Cashmere không bị biến dạng sau khi sử dụng, cực bền bỉ.
- Không bị phai màu.
- Nên giặt bằng tay.
- Một con dê cashmere có thể cho 110 - 170 gram lông trong 1 năm. Đây cũng là lý do loại vải này đắt đến vậy.
- Ứng dụng trong nhiều mẫu trang phục.
- Là loại vải “hoàng gia”, được dung từ thế kỷ 18 ở những gia đình quý tộc Châu Âu….
- Dân Kashmir vẫn là người có thể cho ra đời những cuộn vải Cashmere thượng hạng hoàn toàn thủ công.
Chất liệu đắt đỏ và xa xỉ
Cách nhận biết vải cashmere chính hãng
Độ mềm mại của vải Cashmere là một “khái niệm” mà bạn không thể ngờ tới. Chỉ cần dung tay sờ len vải, cảm nhận độ mềm mịn trên từng đầu ngón tay là bạn có thể biết đó có phải là vải chất lượng hay không.
Thậm chí đến những chiếc khăn len Cashmere loại C cũng mềm hơn các loại len thông thường rất nhiều.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể nhận biết vải Cashmere bằng cách kiểm tra độ co dãn của nó. Hãy thử kéo chiếc áo của bạn và xem nó có bị dãn hay không. Vải cashmere không bị chảy hay bị dãn và rất bền đó nhé.
Cách nhận biết vải cashmere chính hãng
Trên đây là những chia sẻ của Cardina về loại chất liệu đắt đỏ bậc nhất – len cashmere. Chúng nhẹ, mềm mại và cực an toàn với làn da. Mặc đồ làm từ vải cashmere không chỉ sang trọng mà còn cực cuốn hút.
Nếu còn thắc mắc về thành phần hay những cách giặt giũ, bảo quản loại vải cashmere này, đừng ngại bình luận bên dưới để chúng tôi biết nhé.