Vải Twill nghe thì có vẻ lạ tai nhưng thực chất lại rất gần gũi và quen thuộc trong đời sống của chúng ta. Đây là một loại vải dệt đa năng được ứng dụng vô cùng thông dụng nhờ những đặc điểm nổi bật. Trong bài viết dưới đây Cardina sẽ giúp bạn hiểu hơn về vải Twil và các để sử dụng những sản phẩm làm từ chất liệu này. 

Vải Twill là gì? 

Vải Twill hay Cotton Twill là một loại vải được làm từ sợi bông cotton có đặc trưng nổi bật với kiểu dệt chéo hay hoa văn gân chéo. Tức là có những sợi vải được dệt dọc và ngang chồng xếp lên theo một góc 45 độ và nối tiếp với nhau, thường mặt trước vải sẽ có màu đậm và mặt sau khá nhạt. Cũng từ đặc điểm đó mà Twill còn có cái tên khác là vải chéo. Cách dệt chéo này cũng được phân thành nhiều kiểu khác nhau để phục vụ cho nhiều nhu cầu sử dụng. Ví dụ khi ta thấy vải chéo có nhãn là 3/1 thì tức là sợi ngang được dệt 3 sợi và dọc được dệt 1 sợi.

vải twill

Vải Twill với đặc trưng mặt vải được dệt chéo 

Xem thêm: Vải Habutai là gì? Đặc điểm và những ứng dụng của Habutai trong thời trang

Vải Twill được làm như thế nào? 

Vải dệt chéo đã có cách đây hàng ngàn năm, từ việc sản xuất thủ công cho đến sử dụng máy móc công nghiệp hiện đại. Nên trên thực tế có rất nhiều cách để có thể sản xuất được vải Twill. Dưới đây là cách thức thông dụng nhất mà bạn có thể tham khảo: 

Bước 1: Nghe thì có vẻ không liên quan nhưng rượu monome lại  là một chất rất quan trọng trong việc tạo nên Polyester. Ethylene sẽ được trộn với dimethyl terephthalate ở nhiệt độ cao để tạo ra rượu monome.

Bước 2: Sau khi thu được monome sẽ dùng nó để trộn với axit terephtalic để tạo ra polyme hay còn gọi là polyester.

Bước 3: Tiến hành đun nóng chảy polymer để tạo thành các dải ruy băng, tiếp tục với quy trình nóng chảy một lần nữa để tạo thành các sợi dệt. 

Bước 4: Các sợi polyester sẽ được mang đi nhuộm để phục vụ cho nhiều nhu cầu sử dụng. 

Bước 5: Sử dụng các sợi dệt thô để dệt thành vải chéo với các sợi ngang dọc theo với số lượng mong muốn để phân phối đến người tiêu dùng, các nhà máy may và cửa hàng buôn bán lẻ. 

Ngoài ra, trong một số quy trình sản xuất khác người ta sẽ sử dụng bông cotton để thay thế polyester dệt thành sợi và sau đó là vải Twill. 

vải twill là vải gì

Vải Twill đã có từ hàng ngàn năm trước 

Xem thêm: Vải chân cua là gì? Những ưu điểm và ứng dụng ít ai biết

Các loại vải chéo Twill hiện nay 

  • Vải chéo tự nhiên: Là những loại vải được làm từ sợi tự nhiên như bông cotton. 
  • Vải chéo tổng hợp: Được làm từ vải tổng hợp polyester như quá trình sản xuất được nêu trên, hiện nay đây là loại vải được sử dụng thông dụng nhất với giá thành khá rẻ. 
  • Vải chéo ngoằn ngoèo: Đây là loại Twill được dùng phổ biến với các họa tiết đường chéo rất nhiều trên bề mặt vải. 
  • Twill xương cá: Để ý trên bề mặt vải bạn sẽ thấy các sợi ngang, dọc có màu sắc khác nhau. 
  • Twill kim cương: Là những đường chéo được dệt thành hình kim cương. 
  • Vải Twill đứt: Những đường chéo sẽ xuất hiện xen kẽ lẫn nhau 
  • Vải chéo dài: Là những đường chéo khá thon dài mà chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy. 

vải twill là gì

Có rất nhiều loại vải chéo khác nhau trên thị trường hiện nay 

Xem thêm: Tìm hiểu về vải chéo thái, những đặc điểm và ứng dụng hiện nay

Đặc điểm của vải Twil

Mỗi loại vải sẽ có những đặc điểm riêng biệt, người ta sẽ dựa vào những ưu điểm và nhược điểm đó để đánh giá đây có phải là chất liệu đáng để sử dụng rộng rãi hay không. 

Ưu điểm

Độ bền cao: Kết cấu của vải Twill là nhiều sợi ngang dọc được dệt nên có độ dày nhất định, tạo được độ bền, chống rách, chống mài mòn tốt hơn so với các loại vải khác. 

Khả năng co giãn tốt: Twill có khả năng co giãn vừa phải, đủ để tạo cảm giác thoải mái cho người mặc, đặc biệt là các loại Twill được làm từ sợi tự nhiên. 

Khả năng chống nhăn: Nhờ chất vải dày dặn nên Twill có khả năng chống nhăn, cho dù bạn không gấp gọn gàng thì cũng không phải tốn quá nhiều thời gian để là đồ, mang đến vẻ ngoài gọn gàng và lịch sự. 

Thoải mái và mềm mại: Khi mặc những sản phẩm từ vải Twill lên người bạn sẽ cảm nhận được sự thoải mái, mềm mại và dễ chịu trên da, không hề bị châm chích hay quá bí mồ hôi. 

Không dễ bám bẩn: Một trong những ưu điểm được mọi người yêu thích nhất chắc hẳn là chất vải đẹp và ít bị bám bẩn, nếu có bám thì giặt ra rất nhanh. 

Tính đa dạng: Nhờ khả năng bám màu tốt, lên màu tươi mà những sản phẩm làm từ vải Twill vô cùng đa dạng, ứng dụng được nhiều trong thời trang. 

vải cotton twill là gì

Twill mang nhiều ưu điểm vượt trội về độ bền, co giãn, khả năng chống nhăn...

Xem thêm: Vải dù là gì? Nguồn gốc, ưu điểm, ứng dụng của vải dù là gì?

Nhược điểm 

Thấm mồ hôi kém, không thoáng khí: Trên thực tế vải Twill rất dày nên khả năng thấm mồ hôi không tốt, thậm chí gây khó chịu khi bạn hoạt động ngoài trời trong thời tiết nắng nóng. Bạn có thể ưu tiên các sản phẩm này vào mùa thu đông. 

Với vải Twill thì bạn không nên giặt nhiều bằng máy giặt đồng thời bảo quản quần áo cẩn thận, tránh sử dụng nhiệt quá cao và khi giặt phải phơi thật khô tránh bị ám mùi khó chịu. 

Vải Twil được sử dụng làm gì 

Chất liệu Twill được ứng dụng rất phổ biến trong thiết kế thời trang, làm các phụ kiện và làm đồ gia dụng. Kể đến như: 

Dệt chéo trong các loại vải: Vải jean, denim, chinos, kaki, tweed là một trong những loại vải được dệt chéo được sử dụng phổ biến hiện nay. Các sản phẩm thời trang được kể đến như quần jean, áo denim, quần chinos, quần kaki, các loại áo khoác jean, kaki hay vải tweed. 

Đồ thể thao mùa đông: Thường vải Twill sẽ dùng để may các sản phẩm như áo hoodie, áo thun tay dài, quần thể thao co giãn tốt để vừa giữ ấm vừa linh hoạt trong các hoạt động. 

chất vải twill

Chất liệu được sử dụng để thiết kế với quần áo thường ngày 

Quần áo lao động: Nhờ độ bền và dày mà Twill được sử dụng để sản xuất các loại quần áo bảo hộ lao động để làm ngoài trời hay trong các môi trường hoạt động nặng. Nhiều nhất là các sản phẩm áo liền quần, đồ yếm… 

Túi xách, balo: Các loại túi xách vải, túi du lịch, balo đi học, đi làm cũng sử dụng vải Twill rất nhiều, vừa bền, vừa chắc sử dụng lâu để tiết kiệm chi phí. 

Chăn, ga, gối, đệm: Những sản phẩm này khi sử dụng sẽ mang lại cho bạn cảm giác thoải mái, mềm mại, dễ giặt, dễ phơi và không bị bám mùi khó chịu. 

Bọc sofa, rèm cửa, khăn, thảm trải sàn: Nếu bạn đang muốn mua đồ decor bền đẹp thì đừng bỏ qua những sản phẩm được làm từ chất liệu này. Nó cũng khá thân thiện với môi trường, thời gian sử dụng lâu và được thiết kế bắt mắt nữa. 

vải twill silk

Sử dụng nhiều trong decor nhà cửa 

Xem thêm: Vải cafe là gì? Ưu, nhược điểm, ứng dụng của vải cafe

Cách sử dụng và bảo quản vải Twil

Để sử dụng vải Twill luôn mới, bền, đẹp thì bạn hãy lưu ý một số điểm dưới đây: 

  • Giặt máy bằng nước lạnh: Chất liệu này có thể giặt thoải mái trong máy giặt nhưng hãy ưu tiên sử dụng nước lạnh, nước mát thay gì nước nóng để tránh bị phai màu và co rút. 
  • Phơi khô tự nhiên: Các sản phẩm từ vải Twill sẽ được bảo quản tốt hơn nếu như bạn phơi khô trong môi trường thoáng mát. Không nên sử dụng nhiệt để sấy, không phơi dưới ánh mặt trời quá chói… 
  • Là ủi quần áo: Nên sử dụng nhiệt độ vừa phải, không quá cao để tránh vải bị co, hỏng và dễ bị rách. 
  • Không sử dụng các loại hóa chất mạnh làm vải bị ăn mòn và bị phai màu. 
  • Nên tái sử dụng vải thay vì là vứt ra ngoài môi trường bởi với các loại Twill tổng hợp sẽ có tác động xấu đến môi trường đất, nước… 

Xem thêm: Tìm hiểu về vải Tuytsi: Khái niệm, nguồn gốc, phân loại và ứng dụng

Trên là những thông tin về vải Twill mà Cardina muốn chia sẻ đến bạn. Hãy tiếp tục theo dõi Cardina để biết thêm nhiều kiến thức thời trang thú vị khác nhé!