Với nhiều người cái tên Simili nghe rất lạ lẫm nhưng thực tế chúng ta lại đang thường xuyên sử dụng nó trong cuộc sống. Vậy vải Simili là gì? Đặc điểm và những ứng dụng của chất liệu này? Cùng Cardina tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

Vải Simili là gì?

Vải Simili là một loại vật liệu tổng hợp được thiết kế sản xuất giống như một loại da thật. Nó thường được làm từ vải nền dệt với các thành phần như Polyester, cotton. Bên ngoài thường phủ thêm các lớp nhựa PVC hay polyurethane để tạo cảm giác như da thật, tạo độ bền cũng như tránh các tác động từ môi trường. 

Simili còn có các tên gọi khác như giả da, da công nghiệp, da nhân tạo, da vinyl… một số sản phẩm sẽ được sử dụng để thay thế cho da thật với giá thành rẻ hơn, tiếp cận được với nhiều người dùng. 

vải simili

Vải Simili chính là các loại da giả mà chúng ta thường thấy

Xem thêm: Vải tici là gì? Ứng dụng, ưu nhược điểm của vải tici

Nguồn gốc và cách sản xuất 

Theo như chúng tôi tìm hiểu được, vải Simili đã xuất hiện từ đầu thế kỷ 19, nó được tạo ra để thay thế cho các loại da thật đắt đỏ. Ban đầu, Simili được làm từ Nitrocellulose, tuy nhiên nó lại dễ cháy nổ, không sử dụng được lâu dài. Sang thế kỷ 20, người ta đã dùng PVC để thay thế giúp bảo vệ cho simili được bền đẹp. Cho đến ngày nay thì chất liệu này đã được sản xuất và sử dụng rộng rãi. 

vải giả da simili

Simili được sử dụng rộng rãi hiện nay 

Xem thêm: Tìm hiểu về vải cát hàn: Đặc điểm, ứng dụng và cách sử dụng

Dây chuyền sản xuất Simili trải qua quy trình như sau: (Lưu ý đây là quy trình cơ bản mà chúng tôi tóm tắt, việc sản xuất sẽ cần nhiều thời gian và các khâu phải tỉ mỉ hơn rất nhiều). 

Bước 1: Dệt lớp nền bằng các sợi polyester hay cotton thành một tấm vải. Ở bước này thì các nhà sản xuất sẽ tính toán về độ dày và mật độ của sợi dệt để phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như tạo độ bền cho sản phẩm. 

Bước 2: Pha trộn PVC với các loại phụ gia trong dệt may để tạo nên tính chất lớp phủ ngoài như mong muốn. Nhà sản xuất sẽ dựa trên các yếu tố như: độ bóng, bền, khả năng chống nước… Sau đó sẽ phun hoặc cán lớp PVC này lên trên mặt vải đã dệt. 

Bước 3: Nén và tạo vân để loại bỏ các loại bọt khí cũng như tạo độ phẳng, mướt cho bề mặt vải. Một số tạo vân để giống như vân da thật hoặc các kiểu dạng khác tùy vào nhu cầu sử dụng. 

Bước 4: Nhuộm và và phủ thêm một lớp để bảo vệ để bền, tăng khả năng chống nước hay một số tính năng khác để hoàn thiện vải. 

vải simili bọc ghế

Loại vải có giá thành rẻ, dể mua, dễ ứng dụng 

Xem thêm: Tìm hiểu về vải chéo thái, những đặc điểm và ứng dụng hiện nay

Đặc điểm của vải Simili

Ưu điểm

  • Đặc điểm đầu tiên có thể nhận thấy rằng vải Simili có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với da thật, giúp bạn tiết kiệm chi phí nhưng vẫn sử dụng được các sản phẩm làm từ da. 

  • Vải có độ bền cao, có khả năng chống thấm nước cũng như chống chịu được sự mài mòn. Hơn hết là Simili có khối lượng rất nhẹ, dùng thích, dễ dàng di chuyển cũng như sử dụng. 

  • Vì là hàng công nghiệp nên màu sắc và kiểu dáng rất đa dạng, có thể sản xuất theo nhu cầu sử dụng đáp ứng cho thị hiếu của thị trường. Mức cung ứng cũng rất cao, hàng da thật thì hiếm nhưng Simili thì bạn cần bao nhiêu cũng có. 

  • Vải rất dễ để tạo hình từ cắt, may, dán để cho ra nhiều loại sản phẩm khác nhau, đa dạng mẫu mã và thiết kế. 

vải simili là gì

Loại da với nhiều màu sắc và ứng dụng đa dạng

Xem thêm: Vải Twill là gì? Những đặc điểm và công dụng của vải Twill

Nhược điểm

  • Vải Simili sẽ không hợp dùng trong mùa hè vì nó gây bí da, bạn có thể dùng trong mùa đông như làm các kiểu áo khoác da thông thường. 

  • Độ bền nếu so sánh với các loại da thật thì không bằng, sử dụng một thời gian sẽ dễ bị bong, có các đường nứt, vải cũng rất dễ bị xước, có tác động mạnh hay có vật nhọn là dễ bị đâm thủng. 

  • Simili không thân thiện với môi trường, có thể gây kích ứng cho da, đặc biệt là trẻ em hay những người có làn da nhạy cảm. 

  • Dù có khử mùi hay giặt qua nhiều lần thì vải này vẫn thoang thoảng mùi của nhựa, một số loại không chất lượng có thể sẽ nặng mùi hơn nữa. 

Các loại vải Simili trên thị trường 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải Simili khác nhau, nó còn được phân loại dựa trên chất liệu, độ dày hay thậm chí là độ phổ biến. 

  • Các loại vân thì có Simili vân trơn, vân da, vân in hoa

  • Theo loại da thì có da bò, da cá sấu, ca đà điểu, da nỉ

  • Độ dày thì có simili mỏng, simili dày

Còn theo chất liệu thì có hai loại phổ biến là: 

  • Simili PVC: Đây là loại phổ biến cũng như rẻ nhất, dễ sản xuất, giá rẻ, độ bền không quá cao nhưng lại ứng dụng được rất nhiều sản phẩm đa dạng. 

  • Simili PU: Độ bền cao hơn dạng PVC, có khả năng chống nước và chống được cả tia UV, không dễ bị bong tróc nhưng giá thành khá cao. 

vải da simili

Có liều loại da khác nhau phục vụ cho nhiều nhu cầu sử dụng

Xem thêm: Vải xô là gì? Vải xô muslin có những ưu điểm gì? Bảo quản ra sao?

Cách phân biệt da Simili và da thật

Trên thực tế thì có một số dạng da khiến cho nhiều người nhầm lẫn giữa hai loại này. Dưới đây là một số cách phân biệt nhanh mà bạn có thể áp dụng. 

Quan sát bằng mắt thường

  • Da thật sẽ có vân tự nhiên, không đồng đều và thậm chí còn có lỗ chân lông li ti 

  • Da Simili có bề mặt mịn, vân được in nên rất đồng đều, bề mặt nhẵn không có lỗ chân lông.

Kiểm tra với nước: Da thật sẽ có khả năng thấm nước, thấm từ từ còn với Simili thì chống thấm nước. 

Độ đàn hồi: Khi dùng tay ấn vào da thật thì nó sẽ có độ đàn hồi, lõm xuống và nhanh chóng về lại trạng thái ban đầu. Còn với Simili thì không có độ đàn hồi, không có độ lõm khi ấn xuống. 

Ngửi mùi da: Da thật thì có mùi da tự nhiên của động vật, không quá nặng mùi, rất dễ chịu. Còn với Simili thì nó lại có mùi nhựa khá rõ, hơi khó chịu. 

Ứng dụng của vải Simili

Vải Simili được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác, kể đến như: 

May mặc, thời trang: Simili dùng để may các loại loại áo khoác da mùa đông, quần, váy với giá thành rẻ, giày dép, túi xách có thiết kế độc đáo, mới lạ. Giá thành rẻ, thiết kế độc đáo nên rất được ưa chuộng. 

vải da simili

Sử dụng để làm các loại áo da thời thượng

Có thể bạn quan tâm: BST Đồ đùi nữ Cardina 

Làm đồ nội thất: Làm các loại đồ dùng như bọc ghế sofa, làm đệm, làm gối, bọc ghế xe, vô lăng… với nhiều màu sắc và kiểu dáng khác nhau. Tuy nhiên qua một thời gian sử dụng sẽ dễ bị nứt, hỏng, không biết cách vệ sinh có thể sẽ nhanh hỏng hơn nữa. 

Phụ kiện: Vải Simili được sử dụng để là ví, thắt lưng, dây đồng hồ, các loại móc khóa hay các loại phụ kiện thời trang handmade đẹp mắt, giá cả phải chăng. 

Ngoài ra, Simili còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác như y tế, thể thao, đồ chơi, thủ công mỹ nghệ, các dây chuyền sản xuất… 

vải da simili

Làm các loại phụ kiện, đồ trang sức

Xem thêm: Vải đũi là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng tuyệt vời của vải đũi

Cách sử dụng và bảo quản vải Simili 

  • Tránh để vải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài khiến cho vải bị phai màu, dễ bị nứt nẻ. 

  • Không để vải tiếp xúc với các vật nhọn vì rất dễ làm thủng, rách, xước.

  • Tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa mạnh sẽ làm cho Simili bị biến dạng, hỏng. 

  • Không nên giặt bằng máy giặt vì khiến vải bị co rút, biến dạng. 

  • Giặt vải bằng phương pháp giặt khô hoặc vệ sinh bằng cách lau bằng khăn ấm hoặc dung dịch chuyên dụng. 

  • Bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát, không bị ẩm mốc.

  • Khi cất trong tủ thì nên treo bằng móc nhựa, cứng cáp, tránh gấp hay vứt lung tung.

Trên là những thông tin về vải Simili mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về chất liệu này cũng như các cách sử dụng hợp lý. Và đừng quên theo dõi Cardian để thỏa thích mua sắm và biết thêm nhiều kiến thức thời trang thú vị khác nhé!