Vải đũi là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng tuyệt vời của vải đũi
Vải đũi là chất liệu dệt từ các sợi cotton, lanh hoặc sợi tổng hợp. Với ưu điểm mềm mát, thoáng và dễ chịu nên vải đũi được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhiều nhất là lĩnh vực thời trang. Bạn có bộ đồ vải đũi nào trong tủ đồ không? Bạn có biết vải đũi là gì không? Cùng xem ngay trong nội dung bài viết ngày hôm nay nhé.
Vải đũi là gì?
Vải đũi hoặc vải lanh là chất liệu được dệt từ kén tơ tằm. Tiếng anh là raw silk. Những sợi tơ mịn sẽ được dùng để làm lụa còn sợi tơ thô và to sẽ được dùng để làm vải đũi. Rất nhiều người nhầm lẫn vải đũi với vải linen vì cùng dược làm với quy trình sản xuất như nhau. Tuy nhiên bạn cần biết vải đũi thì có gốc động vật còn vải linen là gốc thực vật. Bề mặt của sợi vải khá xốp và thô tuy nhiên lại khá nhẹ và thấm mồ hôi cực tốt. Vải đũi được dùng để may các đồ mặc nhà, đồ cho trẻ em hay những loại trang phục hoặc kết hợp cùng cotton hoặc sợi tổng hợp để may drap giường, chăn ga,...
Các bạn còn có thể nhận biết sợi đũi với sợi linen thông qua độ co giãn. Vải đũi có co giãn còn vải linen thì không. Ngay cả độ thấm hút thì vải đũi cũng không bằng vải linen.
Cardina đem đến cho bạn một số đặc điểm chính của vải đũi:
- Thoáng và nhẹ: vải đũi mỏng và nhẹ, không tĩnh điện nên khi mặc rất dễ chịu.
- Mát: Thành phần tự nhiên, kết cấu mặt vải xốp nên khi mặc cực mát, không sợ bí bách
- An toàn với làn da 100%
Vải đũi là gì?
Xem thêm: Vải thô là gì? Các loại vải thô phổ biến trên thị trường hiện nay
Nguồn gốc của vải đũi
Nhiều người vẫn chưa biết nguồn gốc của vải đũi. Đũi được sản xuất chủ yếu ở Ấn Độ, người dân ở đây tin rằng loại vải này mang theo ánh sáng của thần linh, đem lại sự may mắn cho họ. Cũng chưa có tài liệu nào ghi lại vải đũi được xuất hiện năm bao nhiêu. Nhưng chắc chắn là từ rất lâu đời.
Một số ý kiến khác thì cho rằng, sự sinh ra của đũi là để tiết kiệm cho nguồn vải tự nhiên. Khi mà sợi tơ tằm chọn làm lụa chỉ chiếm 40%, còn số còn lại sẽ được dùng để may vải đũi.
Phân loại vải đũi trên thị trường
Vải đũi thô
Có rất nhiều loại vải đũi khác nhau trên thị trường, nhưng loại vải đũi thô là chất liệu được dùng phổ biến nhất. Vải đũi thô sẽ hơi cứng, thành phẩm có độ bóng nhẹ, thường được dùng để may quần áo cho trẻ em. Ngoài ra chất liệu này cũng được ứng dụng để may áo sơ mi, đồ ngủ hay những đồ dùng tiếp xúc trực tiếp với da.
Vải đũi xước
Loại vải đũi thứ hai là vải đũi xước. Khi sờ bạn sẽ cảm nhận được nó mèm mại hơn các loại vải đũi khác. Tuy nhiên nó lại nóng và không hợp để mặc trong mùa hè. Ngay cái tên của nó đã thấy được đặc điểm bên ngoài với các vết xước dọc theo sợi vải. Thường vải đũi xước sẽ dùng để may áo kiểu, những loại đồ công sở, váy vóc hay quần short...
Xem thêm: Tìm hiểu về vải phi lụa: Đặc điểm, ứng dụng, các dòng vải và giá cả
Vải đũi họa tiết
Cuối cùng là vải đũi hoạ tiết. Cũng có quy trìng sản xuất tương tự như vải đũi thô, nhưng ở bước cuối sẽ được thêu các hoạ tiết trên bề mặt vải. Có thể là thêu chìm, thêu nổi hoặc thậm chí là in để tiết kiệm chi phí. Vải thêu có tính thẩm mỹ cao nên cũng có giá thành đắt hơn hai loại vải còn lại.
Bạn sẽ thường gặp vải đũi hoạ tiết ở những chiếc áo dài, đầm suông hay những chiếc chân váy thêu hoa tinh tế.
Ngoài ra, vải đũi cũng có khá nhiều phân loại khác, một số cái tên có thể nhắc đến như vải đũi bamboo, đũi thái, đũi chun hay vải đũi cotton...
Phân loại vải đũi trên thị trường
Xem thêm: Vải tici là gì? Ứng dụng, ưu nhược điểm của vải tici
Quá trình sản xuất vải đũi
Bước 1: Nấu sợi đũi
Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất vải đũi là nấu sợi. Kén tằm sẽ được nấu kỹ để mềm ra. Nhiều nơi còn gọi vải đũi là lụa thô do sợi tơ được chọn là những sợi to.
Bước 2: Kéo thành sợi
Bước thứ hai là kéo sợi. Sau khi kén được nấu mềm thì người thợ sẽ kéo sợi kén trong chậu nước. Đây là công đoạn hoàn toàn thủ công, là công đoạn quan trọng nhất trong cả quá trình.
Bước 3: Phơi sợi
Những sợi vải sau khi được kéo sẽ được guồng lại với nhau và đem đi phơi khô. Cần chắc chắn là đũi được phơi hoàn toàn khô, tránh bị ẩm mốc.
Bước 4: Dệt vải
Sử dụng vun đũi để dệt. Đây là bước cuối cùng, những mảnh vải đũi sẽ đùng để may trang phục, các loại rèm cửa hay ga giường...
Quá trình sản xuất vải đũi
Xem thêm: BST Đồ bộ lửng nữ đũi Cardina
Ưu nhược điểm của chất liệu đũi
Bất cứ chất liệu nào cũng có ưu và nhược điểm. Vải đũi cũng vậy. Cùng Cardina xem ngay chất liệu này có điểm gì được đánh giá cao và còn gì chưa tốt nhé.
Ưu điểm
- Thành phần tự nhiên, vải cực an toàn với làn da. Phù hợp với những người có da nhạy cảm, trẻ em...
- Cực thoáng mát, mặc nhẹ và mềm mại. Thấm hút tốt nên mặc trong mùa hè cực thoải mái. Mát lịm từng tấc da.
- Vải đũi có bị nhăn nhưng nhăn rất độc đáo, tự nhiên nên không mất đi sự sang trọng, lịch sự.
- Vải dễ giặt và dễ ủi, càng giặt càng mềm và mặc càng thoải mái.
- Giá thành rất rẻ, đáp ứng được nhu cầu của mọi khách hàng.
Nhược điểm
- Vải dễ nhăn nên không hợp với những bạn không có thời gian là lượt quần áo.
- Vải không co giãn, có thì cũng rất ít nên không phù hợp để mặc chơi thể thao...
Mặc vải đũi rất mát và thoải mái
Xem thêm: Vải gấm là gì? Các kiểu đầm vải gấm sang trọng cho quý cô 2023
Bảo quản vải đũi như thế nào để luôn bền đẹp?
Nếu bạn là tín đồ của vải đũi thì tuyệt đối không nên giặt đũi bằng máy giặt nhé. Giặt bằng máy sẽ làm hỏng đồ, dễ bị sứt chỉ hay bị nhăn nhúm, mất form đồ.
Nếu giặt bằng máy thì tốt nhất nên cho vải đũi vào túi giặt chuyên dụng. Ngoài ra, các bạn cũng cần phải lưu ý một số điều sau:
- Không phơi đồ ở nơi nắng gắt
- Không ngâm, giặt đồ vải đũi bằng nước nóng
- Không sử dụng chất tẩy mạnh
- Vải mỏng và không có sự co giãn nên không phù hợp với các hoạt động thể thao, chạy bộ hay chơi bóng,..
Bảo quản thế nào tốt và bền
Một số lưu ý khi mua và sử dụng chất liệu vải đũi
Lưu ý khi mua vải đũi
Giá thành sẽ là điều đầu tiên bạn cần quan tâm khi mua vải đũi hay các sản phẩm làm từ vải đũi. Tránh mua phải vải đũi kém chất lượng mà phải trả với mức giá cao.
Cách nhận biết vải đũi
Một số cách đơn giản để nhận biết vải đũi như sau:
- Vải có độ nhám, sờ vào sẽ thấy rất rõ ràng trên bề mặt của sản phẩm
- Vải dễ bị nhăn nếu bị vò
- Không co giãn
- Vải đũi bắt lửa và dễ cháy, sau khi cháy sẽ có khói trắng và cuộn thành than, không vón cục.
Ứng dụng của vải đũi hiện nay
- Trong thời trang:
Vải đũi được đánh giá cao về sự mỏng nhẹ, mềm mịn và thoáng mát nên được dùng để may trang phục là chủ yếu. Những bộ đồ mùa hè mặc nhà mát mẻ, những bộ váy đầm công sở hay những chiếc áo sơ mi, áo kiểu...
- Trong nội thất:
Nhờ tính năng không tĩnh điện nên vải đũi dùng để may chăn ga gối rất nhiều. Đảm bảo giấc ngủ của bạn luôn thoải mái và thư thái.
Ngoài ra vải đũi còn được dùng để may một số đồ trang trí khác như túi xách, mũ, khăn quàng...
Đầm vải đũi Cardina cao cấp
Xem thêm: Vải lanh là gì? Khái niệm, phân loại, ứng dụng của vải sợi lanh
Một số thắc mắc về chất liệu đũi
Vải đũi có nhăn không?
Có. Vải đũi dễ bị nhăn hơn các chất liệu khác. Nếu bạn ngồi hay nằm thì quần áo sẽ dễ bị các nếp gấp.
Vải đũi có thấm mồ hôi không?
Được làm từ thành phần 100% tự nhiên nên vải đũi có khả năng thấm mồ hôi rất tốt.
Giá vải đũi bao nhiêu?
Tuỳ theo bạn mua ít hay nhiều, mua ở đâu mà sẽ có mức giá khác nhau. Tuy nhiên mức giá trung bình của vải đũi sẽ dao động trong khoảng 100 nghìn - 250 nghìn đồng/mét.
Mua vải đũi ở đâu tốt?
Bạn có thể mua vải đũi ở mọi nơi mà bạn cảm thấy tiện nhất, mua ở chợ vải hay các cửa hàng ở làng lụa Vạn Phúc, chợ Hôm hay chợ Ninh Hiệp... Các bạn cũng có thể mua vải đũi trên các sàn thương mại điện tử hay các trang facebook...
Vải đũi có nhăn không?
Xem thêm: Vải kaki là gì? Ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng của vải kaki
Trên đây là những chia sẻ của Cardina về chất liệu đũi. Vải đũi có nhiều ưu điểm vượt trội, ứng dụng trong nhiều ngành của cuộc sống. Hi vọng từ bài viết này, các bạn sẽ có thêm hiểu biết về đũi. Tự tin hơn khi chọn mua và sử dụng nó một cách tốt nhất.