Polyester hay sợi polyester là một trong những cái tên được nhắc đến rất nhiều trong ngành may mặc. Vậy vải polyester là gì? Mặc trang phục có polyester nóng không? Có nên chọn mua quần áo làm từ loại vải này hay không? Tất cả sẽ được chia sẻ trong bài viết ngày hôm nay của Cardina.

Vải polyester

Cùng Cardina tìm hiểu về chất liệu polyester

Xem thêm: Mẫu đồ bộ nữ mặc nhà cao cấp Cardina

Polyester là gì? Vải polyester là gì?

Có thể nhiều bạn vẫn còn bỡ ngỡ với cái tên này. Nhưng khi nhắc đến sợi tổng hợp thì có thể các bạn sẽ "ngờ ngợ" nhớ ra nó là chất liệu gì. Polyester là một loại sợi được sản xuất từ dầu mỏ. Nghe có vẻ không khả thi khi mà đa số vải hay đồ may mặc đều làm từ các sợi cây, thực vật,.. thì dầu mỏ hay đá quặng gì đó sẽ gây hoài nghi.

Vải polyester

Là chất liệu được sử dụng rất nhiều trong ngành may mặc

Tuy nhiên, chất liệu polyester đúng là làm từ dầu mỏ. Sau khi được trải qua các quy trình như trùng hợp, kéo sợi hay sấy khô,... thì polyester được tạo ra. Ban đầu nó sẽ được gọi là polyme tổng hợp hay viết tắt là PET. Sau đó được trộn cùng hai chất ethylene glycol và chất axit terephtalicterephthalic để tạo ra "nhựa". Sau đó là hàng loạt các công đoạn đùn sợi để tạo ra vải polyester dùng trong thị trường hiện nay.

Vải polyester

Polyester là gì? Vải polyester là gì?

Nguồn gốc sợi polyester

Cũng có nhiều bạn thắc mắc về nguồn gốc của loại sợi này. Lần đầu tiên người ta nghĩ hay làm ra polyester là bao giờ? Để trả lời cho thắc mắc này, các bạn cần biết đến John Rex Whinfield và James Tennant Dickson. Đây là hai nhà hóa học đến từ nước Anh, người có công lớn nhất khi tạo ra sợi polyester.

Vào năm 1941, polyester lần đầu được phát hiện. Cho đến tận những năm 1970, những "tư bản" đến từ nước Mỹ đã giúp loại vải này được nhiều người biết đến hơn bằng những quảng cáo và mẫu poster. Từ những ưu điểm như không nhăn, siêu bền, chẳng cần là ủi mặc lên vẫn đẹp,... Dần dần loại vải này được sử dụng rộng rãi hơn.

Tuy nhiên polyester cũng có các nhược điểm khiến những khách hàng khó tính chùn bước trước khi quyết định mua.

Vải polyester

Nguồn gốc sợi polyester

Tham khảoMẫu áo chống nắng 2024

Polyester staple fiber là gì?

Đây là một loại xơ với thành phần gồm 100% Polyester tái chế. Thậm chí các bạn có thể coi Polyester staple fiber là loại xơ hàng đầu trong những loại sợi polyester.

Vải polyester

Polyester staple fiber là gì?

Đặc điểm của chất liệu polyester

3 loại vải polyester được sử dụng phổ biến nhất gồm:

  • Ethylene Polyester(PE)
  • Polyester thực vật
  • Polyester PCDT

Cung với đó là các đặc điểm như bền chắc, không nhăn, chống bụi bẩn, giá thành rẻ,... trang phục làm từ chất liệu polyester ngày càng nhiều và phổ biến trong cuộc sống hàng ngày.

Vải polyester

Đặc điểm của chất liệu polyester

Xem thêm: Vải chéo hàn là vải gì? Những đặc điểm nổi bật và địa chỉ mua uy tín

Quy trình sản xuất vải polyester

Tùy theo kết quả mong muốn loại sợ polyester dạng nào mà sẽ có cách sản xuất khác nhau. Tuy nhiên chúng cũng gồm nhưng quy trình chung như sau:

Bước 1: Phản ứng trùng hợp

Bước đầu tiên trong quá trình sản xuất vải polyester là tạo phản ứng trùng hợp. Dimethyl terephthalate cùng với chất ethylene glycol sẽ được trộn đều với nhau, sau đó đun nóng lên ở mức nhiệt 50 - 210°C. Sau đó hợp chất Monomer được tạo ra. Người ta tiếp tục dùng Monomer để tạo phản ứng với Axit Terephthalic trong mức nhiệt 280°C. Sau bước xúc tác này, các dải polyester được đùn qua khe và đi đến bước tiếp theo.

Vải polyester

Quy trình sản xuất vải polyester

Xem thêm: Cách giặt áo phao lông vũ không bị vón lông cực đơn giản

Bước 2: Sấy khô

Sau khi các dải polyester được hình thành, chúng sẽ được gom lại và đi sấy khô, giảm nhiệt độ để dải polyester giòn hơn. Tiếp tục thì dải polyester sẽ được cắt thành từng mảnh nhỏ, sấy khô lần thứ hai để đảm bảo chất lượng của polyester được nhất quán.

Vải polyester

Các bước làm được điều chỉnh cẩn thận

Bước 3: Đùn sợi

Tiếp theo, các mảnh polyester này sẽ được cho vào nấu hóa lỏng ở mức nhiệt 260 đến 270 độ. Hỗn hợp có độ đặc này sẽ được đùn sợi thông qua nhiều lỗ nhỏ hình tròn. Hoặc cũng có thể có nhiều hình dạng khác nhau.

Trong quá trình đùn sợi poly, nhà sản xuất sẽ bổ sung thêm nhiều chất hóa học khác để giúp vải polyester có thêm những đặc tính như chống tĩnh điện, chống cháy hay thậm chí là kháng khuẩn,...

Bước 4: Kéo sợi

Đây chính là bước làm quyết định đến độ cứng và mềm của sợi polyester. Khi tiến hành kéo sợi, chiều dài của mảnh polyester sẽ dãn ra gấp hàng trăm lần. Từ đó tạo ra các sợi polyester để đi đến bước cuối cùng.

Vải polyester

Bước 4: Kéo sợi

Bước 5: Cuốn sợi

Cuối cùng, các sợi polyester được kéo dãn ra sẽ được cuốn vào một ống sắt. Vậy là đã sẵn sàng cho những công đoạn dệt vải để may mặc, hay làm những đồ dùng nội thất, công nghiệp,...

Vải polyester

Bước 5: Cuốn sợi

Đánh giá ưu và nhược điểm của sợi vải polyester 

Nhược điểm

Vải polyester nóng bức, không thấm mồ hôi

Nhược điểm lớn nhất của dòng vải này là chúng không thấm mồ hôi, thậm chí là không thấm nước. Chính bởi vì vậy mà người ta hạn chế sử dụng vải polyester để sản xuất các trang phục mùa hè hay những bộ đồ thể thao, đồ tập gym hay vận động.

Vải polyester

Vải polyester nóng bức, không thấm mồ hôi

Xem thêm: Hướng dẫn các chị em cách chọn size quần jeans nữ đơn giản – Mặc là đẹp

Ô nhiễm môi trường

Trang phục làm từ vải polyester phân hủy rất lâu do được làm từ các hợp chất hóa học. Đây cũng là nhược điểm khiến cho nhiều người không thích dùng quần áo polyester bởi thời trang nhanh hiện nay khiến cho lượng rác thải từ ngành may mặc gây nguy hại đến môi trường.

Vải polyester

Ô nhiễm môi trường

Ưu điểm

Bền, chắc, không bị rách bục

Cấu trúc sợi của polyester rất chắc. Chính bởi thế mà khả năng chống co và rách của polyester rất tốt. Khi mặc đồ làm từ polyester cũng sẽ không hay bị nhão hay bị rộng sau quá trình mặc.

Khả năng chống nước tốt

Khả năng chống thấm nước của polyester thì không phải bàn cãi. Tuy điều này không hợp để mặc vào mùa hè nhưng các bạn hoàn toàn có thể dùng polyester như những chiếc áo khoác gió, áo phao vào mùa đông để có thể chống nước, cản gió, cản bụi bẩn,...

Vải polyester

Khả năng chống nước tốt

Đây cũng là điều khiến cho dòng vải này được ứng dụng nhiều lĩnh vực khác nhau. Không chỉ là thời trang mà còn cả du lịch, dã ngoại, làm lều bạt, túi ngủ,...

Dễ nhuộm màu, tạo được đa dạng màu sắc

Khả năng nhuộm của polyester cũng được đánh giá cực cao. Chính vì lý do này mà các loại trang phục may từ polyester sẽ có nhiều gam màu. Thậm chí là tone màu còn rất đa dạng và sắc nét, chuẩn tone.

Thêm vào đó, polyester cũng có khả năng giữ màu cực tốt. Giặt giũ trong thời gian dài cũng không bị phai màu, thấm sang các quần áo nhạt màu khác hay bị sờn rách.

Dễ dàng giặt ủi, không bị nhăn, nhàu khi mặc 

Một ưu điểm tiếp theo cũng được nhiều người đánh giá cao của trang phục làm từ vải polyester là khả năng dễ giặt ủi hay bảo quản. Thậm chí là chúng còn không bị nhăn hay nhàu khi mặc. Vò vắt trong may giặt cũng không hề bị mất form dáng.

Vải polyester

Dễ dàng giặt ủi, không bị nhăn, nhàu khi mặc

Đây cũng là lý do mà nhiều nhà sản xuất chăn ga đệm thích dùng polyester để sản xuất các sản phẩm của công ty mình.
 

Giá thành rẻ

Quy trình sản xuất đơn giản, các nguyên liệu đầu vào cũng có giá thành thấp nên đương nhiên giá bán của vải polyester cũng rất phải chăng nếu không muốn nói là rẻ nhất trong số các loại vải. Điều này khiến cho trang phục làm từ sợi vải polyester được nhiều người tiêu dùng chọn lựa để mix match trong cuộc sống hàng ngày.

Một số ưu điểm khác

Ngoài những ưu điểm Cardina liệt kê bên trên thì vải hay quần áo làm từ chất liệu polyester cũng có khả năng chống nấm mốc cực tốt. Bề mặt vải mịn, không quá khó khăn để bạn có thể phủi đi vết bẩn,... Từ đó thoải mái hơn trong các hoạt động hàng ngày.

Vải polyester

Cùng nhiều ưu điểm khác

Ứng dụng của vải Polyester

Trong ngành may mặc

Trong thị trường may mặc, vải Polyester có thể coi là "số 1" và chuyên dùng để may những trang phục cần có độ bền và khả năng chống nước. Với những sản phẩm dùng để chơi thể thao hay đồ bộ mặc nhà sẽ được pha thêm cotton hay những chất liệu khác để món đồ thấm mồ hôi mặc khi mặc thoải mái hơn.

Không chỉ vậy, Polyester còn được dùng để may bạt, dù, may áo mưa hay các đồ khác như túi đựng hay vali, hành lý,...

Vải polyester

Trong ngành may mặc

Ứng dụng trong công nghiệp

Với những tính năng thông minh như không hút ẩm, không dễ bị dính bẩn, chống bụi,... Polyester được chọn để làm các sản phẩm công nghiệp nhiều hơn sợi truyền thống. Một số ví dụ như các vật liệu cách điện, may chăn ga đệm, các loại vải công nghiệp khác,...

Vải polyester

Ứng dụng trong công nghiệp

Một số thắc mắc về chất liệu vải Polyester

Vải polyester có nóng không?

Trang phục được làm từ Polyester không thoát khí, không thấm hút nên khi mặc và mùa hè sẽ rất nóng. Để hạn chế tình trạng này, với những trang phục thể thao hay đồ mùa hè sẽ pha thêm sợi cotton, đũi,... Hoặc chúng được dùng chủ yếu trong mùa đông với các loại áo khoác giữ ấm.

Vải polyester

Vải polyester có nóng không?

Xem thêm: Vải nỉ là gì? Vải nỉ có tốt không? Có những loại vải nỉ nào?

Polyester có tốt không?

Có nhiều người cho rằng vải Polyester không tốt vì chúng gây hại cho môi trường. Nóng và bí bức khi mặc. Tuy nhiên đây chỉ là một mặt. Cũng không thể phủ nhận những ưu điểm của Polyester. Chính vì thế mà Polyester tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào mục đích sử dụng của bạn.

Vải polyester có chống nước không?

Các trang phục được làm từ Polyester có khả năng chống thấm nước cực tốt. Ngoài ra các nhà nghiên cứu còn khẳng định sợi Polyester có khả năng thấm dầu nên nó còn chống cháy và chống ẩm mốc rất tốt.

Vải polyester

Vải polyester có chống nước không?

Xơ polyester là gì?

Xơ polyester là một loại xơ được sản xuất nhiều nhất trên thế giới. Loại vật liệu này được hình thành thông qua phản ứng trùng hợp hóa ngưng tụ giữa tereptalat, etylenglycol và axit tereptalat. Độ mảnh, dài ngắn,... của loại xơ này phụ thuộc rất nhiều vào quá trình kéo sợi của nhà máy sản xuất.

Vải polyester

Xơ polyester là gì?

Cách giặt và bảo quản quần áo polyester thế nào?

Giặt giũ hay bảo quản trang phục như thế nào luôn là điều khiến nhiều chị em đau đầu. Với Polyester, các bạn có thể sẽ "nhẹ đầu" hơn rất nhiều bởi chúng có cách bảo quản cực đơn giản. Giặt bằng máy hay giặt bằng tay đều được, vắt và giũ bằng máy giặt lâu cũng không khiến cho các sợi vải bị lỏng lẻo hay giảm tuổi thọ.

Nếu muốn vải mềm và thơm hơn, các bạn cũng có thể sử dụng các loại nước xả làm mềm vải. Về là ủi, trang phục Polyester không bị nhăn nên các bạn cũng tiết kiệm hơn rất nhiều thời gian. Nếu có phải là thì nên chọn nhiệt độ vừa phải để giữ được an toàn.

Vải polyester

Cách giặt và bảo quản quần áo polyester thế nào?

Trên đây là những kiến thức về polyester hay vải polyester. Giá thành rẻ, nhiều ưu điểm nên trang phục làm từ polyester được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống. Nếu còn thắc mắc về loại sợi này, đừng ngại liên hệ ngay Cardina để được tư vấn nhanh nhất bạn nhé.