Len lông cừu chẳng còn xa lạ gì với chúng ta. Trong ngành công nghiệp thời trang, len cũng có sản lượng cực lớn và được ứng dụng trong nhiều sản phẩm. Ngoài len nhân tạo, len lông cừu chính là chất liệu được yêu thích nhất. Không những mang lại sự ấm áp mà còn cực thoải mái khi dùng. Vậy len lông cừu là gì? Ưu điểm và nhược điểm của len lông cừu ra sao? Ứng dụng chúng như thế nào? Cùng Cardina tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết ngày hôm nay bạn nhé.

Len lông cừu là gì?

Len lông cừu tiếng Anh là wool chính là một loại sợi tự nhiên được sản xuất từ nguyên liệu lông của con cừu. Chúng mềm mại, có khả năng giữ nhiệt, giúp người mặc thấy ấm áp. Ngoài ra len lông cừu còn có khả năng thấm hút mồ hôi, co giãn hơn len nhân tạo.

Điều này cũng khiến cho len lông cừu được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Từ khăn quàng, quần áo, những loại nệm, chăn hay thảm trải sàn....

len lông cừu

Len lông cừu còn có khả năng khử mùi nữa đó bạn.

Xem thêm: Vải cashmere là gì? Cùng tìm hiểu về Cashmere - chất liệu của giới thượng lưu

Nguồn gốc của len lông cừu

Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng lông, da của các loài động vật để làm trang phục và dùng trong may mặc. Lông cừu là loài vật được nuôi nhiều nhất để sản xuất lông làm len, từ đó dùng làm quần áo cho các gia đình quý tộc, hoàng gia.

Ngày nay, len lông cừu vẫn giữ được vị thế cao của mình trong hàng trăm ngàn loại chát liệu khác nhau. Chúng như "đứa con cưng" được nhiều thương hiệu tên tuổi yêu thích như Burberry, Dolce & Gabbana, Paul Smith hay Sukiya Fashion...

len lông cừu

Nguồn gốc của len lông cừu

Hiện nước Úc là nơi sản xuất lượng len lông cừu lớn nhất trên thế giới, chiếm đến 80% sản lượng toàn cầu. Cừu Merino của Úc cho ra đời loại len chất lượng cực cao.

New Zeland cũng là một trong những đất nước được đánh giá cao với giống cừu Romney và cừu Perendale.

Ngoài ra, những nước khác như Scotland, Ireland cũng là những cái tên được nhắc đến nhiều khi nói về len lông cừu.

len lông cừu

Scotland, Ireland cũng là những cái tên được nhắc đến nhiều

Thành phần của len lông cừu

Len lông cừu thuộc loại Polime nào là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Len lông cừu thuộc loại polime tự nhiên ( Polime protein). Chúng được tạo thành bởi sự liên kết giữa các đơn vị monome.

Keratin cũng là thành phần chính được tìm thấy trong len lông cừu lên đến 90%. Đây là loại protein đặc biệt, giúp len co giãn và bèn hơn. Ngoài ra, keratin cũng giúp cho len lông cừu có độ đàn hồi tốt.

Bên cạnh đó, len lông cừu còn có thành phần lipid, pigment và khoáng chất. Chúng sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn và nấm thâm nhập, tránh len bị mốc hay bị hỏng.

Pigment lại giúp cho len có nhiều màu sắc khác nhau, cực đa dạng và độc đáo.

len lông cừu

Thành phần của len lông cừu

Xem thêm: Vải Bamboo là gì? Ưu nhược điểm, ứng dụng của chất liệu Bamboo

Quy trình sản xuất len lông cừu

Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất len lông cừu đó chính là xén lông. Tiếp theo, phần lông cừu được xén sẽ được đem đi làm sạch để loại bỏ chất nhờn lanolin.

Tiếp theo là bước chải thô. Ở bước này, len sẽ được chải thành những sợi dài, rồi mang đi kéo sợi và giặt lần cuối.

Cuối cùng là dệt thành phẩm các mẫu sản phẩm mà thị trường cần.

len lông cừu

Quy trình sản xuất len lông cừu

Phân loại len lông cừu phổ biến trên thị trường

Virgin wool (len nguyên chất)

Lên lông cừu nguyên chất hay Virgin wool là len được lấy từ những đàn cừu thay lông lần đầu tiên. Chúng có sự mềm mại, từ đó khiến cho bề mặt của len rất mềm và mịn.

Thường len nguyên chất sẽ được nhuộm thủ công để giúp tạo màu sắc bền và sống động hơn.

len lông cừu

Virgin wool (len nguyên chất)

Len lông cừu Merino

Loại thứ hai là len lông cừu Merino. Đây là loại len được lấy từ giống cừu Merino có nguồn gốc ở Tây Ban Nha. Sau đó giống cừu này được đem đến nhiều nơi như Nam Mỹ, Châu Úc hay Nam Phi...

Người ta cho rằng sợi lông Merino có thể được uốn cong 20.000 lần mà không lo bị đứt hay bị gãy. Điểm đặc biệt là nó chỉ mảnh bằng 1/5 sợi tóc của con người.

Điều này cũng giúp cho len Merino có được khả năng đàn hồi cực tuyệt. Trang phục làm từ len lông cừu Merino vì thế mà có thể may ôm sát body mà vẫn đủ độ ấm, form dáng chuẩn đẹp.

len lông cừu

Len lông cừu Merino

Ưu nhược điểm của sợi len lông cừu

Ưu điểm

  • Len lông cừu rất mềm và thoáng khí
  • Chống cháy, chống mùi và có khả năng cách nhiệt, hút ẩm
  • Khả năng giữ nhiệt và làm ấm cơ thể cực tốt
  • Len lông cừu còn có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể
  • Bảo vệ môi trường
  • Mềm mại, độ đàn hồi cao
  • Êm ái cho người mặc
  • Màu sắc phong phú, bền đẹp
  • Đẩy lùi vi khuẩn gây mùi

Nhược điểm

  • Nếu giặt bằng nước nóng hay sấy nhiệt độ cao sẽ dễ bị co rút, làm xù lông và gây mất thẩm mỹ
  • Giá thành cao hơn so với các loại len khác

Ứng dụng của len lông cừu trong đời sống

Trong lĩnh vực may mặc

Với đặc tính mềm mại và giữ ấm tốt nên len lông cừu được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực may mặc và thời trang. Một số sản phẩm mùa đông thường được chọn mua nhất gồm:

  • Áo len
  • Áo khoác lông cừu
  • Mũ len
  • Khăn len lông cừu
  • Găng tay
  • Túi len
  • ...

len lông cừu

Áo khoác lông cừu

len lông cừu

Mũ len lông cừu

Trong lĩnh vực nội thất

Trong lĩnh vực nội thất thì có thể kể đến nhưng item như thảm trải sàn, sofa, những loại chăn đệm, gối hay những mẫu khăn trải bàn, rèm cửa....

Làm đồ phụ kiện

Những món phụ kiện nhỏ xinh như móc khóa, kẹp tóc, băng đô... cũng có không ít loại sử dụng chất liệu này.

len lông cừu

Ứng dụng của len lông cừu trong đời sống

Bảo quản trang phục làm từ len lông cừu như thế nào?

Giặt áo len lông cừu như thế nào chuẩn chỉ, không lo bị co rút? Cùng xem ngay một số lời khuyên của Cardina nhé:

  • Nên giặt bằng nước lạnh: Nước nóng cũng như nhiệt độ cao có thể làm cho món đồ của bạn bị co lại, mất form dáng ban đầu.
  • Không dùng chất tẩy mạnh: Chất tẩy có thể làm hỏng sợi len. Nếu muốn tẩy thì nên dùng loại chất tẩy chuyên dụng cho vải len.
  • Giặt tay: Đồ len bạn nên giặt bằng tay để áo quần tránh bị dão. nếu không có thời gian giặt tay chỉ giặt máy thì bạn cần chọn chế độ chuyên giặt len phù hợp.
  • Phơi ở nơi khô ráo, không dùng các loại móc nhọn làm hỏng len, nhìn mất thẩm mỹ. Có điều kiện thì nên dùng máy sấy nhưng không sấy nhiệt độ cao quá.

len lông cừu

Bảo quản trang phục làm từ len lông cừu như thế nào?

Một số thắc mắc khác về len lông cừu

Len lông cừu giá bao nhiêu?

Giá của len lông cừu khá cao. Tùy từng thương hiệu sẽ có mức giá khác nhau. Một số loại trang phục cũng khá mắc. Dao động từ 900.000 đồng đến hơn 10.000.000 đồng.

Mua len lông cừu ở đâu?

Trên thị trường có rất nhiều nơi bán len lông cừu cũng như những thành phẩm của chất liệu này. Bạn có thể mua tại các cửa hàng, mua online hay bất cứ đâu uy tín.

Len lông cừu bị co thì làm thế nào?

Nếu chiếc áo lông cừu của bạn không may bị co, nên làm theo các bước sau để chúng trở lại kích thước ban đầu:

  • Trộn hỗn hợp nước ấm và giấm
  • Ngâm áo trong 25 phút
  • Khiến áo phẳng, dùng khăn hay quần áo cũ để nhồi bên trong cho chúng căng phồng lên.
  • Phơi quần áo ở nơi thoáng mát.

Xem thêm: 4 cách giặt gấu bông đơn giản ngay tại nhà sạch thơm như mới

Trên đây là những thông tin về len lông cừu mà Cardina tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Hi vọng kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chất liệu này. Cần tư vấn thêm những thông tin khác về thời trang, đừng ngại để lại lời nhắn bên dưới để được Cardina tư vấn nhanh nhất bạn nhé.