Trong chủ đề “Văn hóa Nghe và Đọc sách”, anh Văn Tuân - Quản lý Kho Tổng đã đưa đến cho chúng ta những câu chuyện vô cùng ý nghĩa cũng như giới thiệu đến mọi người cuốn sách thú vị đáng để ngẫm nghĩ. Hãy cùng Ban Truyền thông Nội bộ điểm lại những nội dung trong buổi chia sẻ ngày hôm nay nhé!

Sau Khi Nghe Xong Câu Chuyện:
Người Sư Phụ Muốn Nói Điều Gì?

Chuyện kể rằng, tại một ngôi chùa trên núi, có một vị sư phụ đều thức dậy sớm ngồi vào bàn để đọc sách - dù những cuốn sách này đã cũ kỹ. Tiểu hòa thượng bên cạnh sư phụ thấy vậy, cũng cố gắng bắt chước sư phụ mình đọc sách.

Một ngày cậu hỏi sư phụ: " Thưa sư phụ, con đã cố gắng đọc những quyển sách như sư phụ nhưng vẫn không thể hiểu nó. Có những đoạn con hiểu, nhưng khi gấp sách lại thì quên nó ngay. Vậy đọc sách có lợi ích gì đâu?"

Vị sư phụ liền đứng dậy, lấy hết than trong giỏ đặt vào lò và nói: "Con hãy mang giỏ đựng than này ra ngoài sông và mang nước về giúp ta nhé!"

Vị tiểu hòa thượng làm theo lời dặn, nhưng toàn bộ nước chảy ra hết trước khi cậu quay về đến nhà. Sư phụ liền cười và nói: "Lần sau con cần đi nhanh hơn nữa". Rồi ông đưa lại cho cậu bé cái giỏ để đi lấy giỏ nước khác.

Lần này, cậu bé chạy nhanh hơn, nhưng cái giỏ đã trống rỗng khi cậu về đến nhà. Thở không ra hơi, cậu nói với sư phụ: "Chúng ta không thể đựng nước trong cái giỏ này được", và cậu định đi lấy cái xô để chứa nước.

Vị sư phụ liền nói: "Ta không muốn đựng nước trong chiếc xô mà là trong chiếc giỏ kia. Con có thể làm được điều này, do con chưa cố gắng hết sức đấy thôi". Vị sư phụ lại đưa cái giỏ và bảo cậu bé ra ngoài sông lấy nước lần nữa.

Mặc dù cậu biết điều đó không thể nhưng không muốn cãi lời sư phụ, cậu cố chạy nhanh hết sức, nước vẫn chảy hết ra ngoài giỏ trước khi cậu về đến nhà. Tiểu sư phụ nói: “Sư phụ nhìn này, thật là vô ích!"

"Con nghĩ nó vô ích? Hãy nhìn vào chiếc giỏ kia!", vị sư phụ nói.

văn hóa nghe và đọc sách

 

Văn Hóa: Nghe và Đọc Sách

Tiểu sư phụ liền nhìn vào chiếc giỏ và lần đầu tiên cậu nhận thấy rằng chiếc giỏ trông thật khác. Thay vì một chiếc giỏ đựng than cũ kỹ và bẩn, nó lại trông sạch sẽ.

"Đó là tất cả những gì xảy ra khi con đọc sách. Có thể con không hiểu hoặc không nhớ mọi thứ, nhưng khi đọc, sách sẽ làm thay đổi bên trong tâm hồn của con, như nước đã làm sạch giỏ than kia vậy“

Mặc dù văn hóa đọc sách không còn truyền thống như xưa là phải đọc trên sách vở  báo. Thời đại bây giờ đã có rất nhiều kiểu đọc: Báo điện tử, review nghe trên tivi hay Radio nhưng đều có cùng 1 kết quả.

Khi đọc sách kết quả mong muốn là kiến thức là tri thức.

Kết quả vượt qua cả trong suy nghĩ, sự mong đợi của chúng ta đấy là: Một tâm hôn đẹp vị tha nhân văn, trong treo như vị Sư Phụ trên đã dậy, đã chỉ.

Mỗi Tuần 1 Cuốn Sách
TUỔI THƠ DỮ DỘI – PHÙNG QUÁN

Một cuốn sách chưa tới ngàn trang mà chứa đựng biết bao nhân vật, biết bao cảm xúc hào hùng, bi thương về một thời kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam. Việc đánh giặc không phải chỉ là của người lớn, mà chính các em thiếu niên trinh sát của Trung đoàn Trần Cao Vân cũng là những mắt xích quan trọng cho con đường giành độc lập dân tộc. Tuổi thơ dữ dội – Là kết tinh của máu và nước mắt, kẻ chai lì bao nhiêu đọc cuốn sách này cũng sẽ thấy lửa nóng căng tràn trong lồng ngực và hơi cay tuôn trào nơi khoé mắt.

Tuổi thơ dữ dội của mọi người có thể là những trò như: Ô ăn quan, nhảy dây, trốn bố mẹ đi câu cá, bắt ve vào giữa trưa hè, đi trẩy trộm cà chua hay xoài nhà hàng xóm.. Nhưng "TUỔI THƠ DỮ DỘI" của Phùng Quán lại hết sức đặc biệt. 

văn hóa nghe và đọc sách

Nội dung sách “Tuổi thơ dữ dội” được tác giả Phùng Quán thể hiện qua từng câu chuyện nhỏ của các nhân vật là các em thiếu niên như Lượm, Vịnh sưa, Quỳnh sơn ca, Mừng,..Mỗi người một hoàn cảnh nhưng tựu chung lại đều vì lòng yêu nước, các cậu bé sẵn sàng hy sinh tuổi thơ của mình cho Tổ quốc thân yêu.

Toàn bộ mạch truyện là một bài ca hùng tráng về tinh thần kiên cường, bất khuất của các em, cũng lấy đi không ít nước mắt của độc giả. “Tuổi thơ dữ dội” bạn đọc sẽ nắm được ngắn gọn hoàn cảnh của các em trong Vệ quốc đoàn, hiểu được chiến tranh khốc liệt ra sao, tình người, tình đồng chí, tinh thần chiến đấu đến hơi thở cuối cùng không chỉ ở các “anh lớn” mà còn ở cả các em thiếu niên.

Nếu bạn vẫn đang tự hỏi “tình yêu nước” là như thế nào thì xin đừng bỏ qua cuốn sách này của Phùng Quán. Hãy đọc nó một lần, bạn sẽ không thể ngăn nổi những giọt nước mắt của bản thân và tự nhủ với lòng thì ra một khi đã yêu nước hoặc yêu 1 cái gì đấy thì nó lại mãnh liệt đến như vậy.

Mong rằng “Tuổi thơ giữ dội” sẽ là viên gạch đầu tiên xây đắp nền móng cho “Tủ sách Cardina” để chúng ta sẽ có nhiều cuốn sách hay và ý nghĩa hơn nữa.