“Đôi lúc tôi cảm thấy rất buồn bởi không có nhiều thời gian để làm công việc của bản thân. Khi nhìn rộng ra tôi cũng nhận thấy rằng tất cả các bạn trưởng phòng cũng chỉ có khoảng 20% thời gian để làm việc của họ, 80% còn lại là đang đi xử lý hộ công việc của chuyên viên, nhân viên đang làm việc một cách không chuyên nghiệp. Nếu tình trạng này tiếp tục xảy ra chắc chắn chúng ta sẽ mãi dậm chân tại chỗ và thụt lùi so với các doanh nghiệp ngoài kia” - Ms. Phạm Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng Quản trị. 

 

Theo bạn, thế nào là làm việc chuyên nghiệp? 

“Với tôi, làm việc chuyên nghiệp được thể hiện qua hai khía cạnh bên ngoài và bên trong. Bên ngoài là phong thái và cách ăn mặc. Còn bên trong là cách mà chúng ta làm việc, cụ thể ở đây tôi muốn nói đến phong cách một chạm. 

Một chạm nghĩa là khi cung cấp bất cứ thông tin gì hay được cấp trên hỏi về một vấn đề thì chúng ta trả lời được từ A - Z để người nghe không cần phải hỏi lại. Ví dụ khi xin phép nghỉ, ta cần phải trình bày rõ ràng về lý do tại sao lại nghỉ, công việc hôm nay sẽ sắp xếp ra sao để không làm mất thời gian cũng như ảnh hưởng đến tiến độ của các bộ phận. Đại ý ở đây là cần phải triệt để trong việc cung cấp về hiện trạng thế nào, nguyên nhân là gì, phương án giải quyết và kết quả ra sao” - Ý kiến của Phương Thảo, Phó phòng Sale Online nhận được nhiều sự đồng tình. 

Cách giải quyết tình trạng làm việc nửa vời

Điều tiên quyết để xóa bỏ được tình trạng làm việc nửa vời và dẫn đến thành công là mỗi một người tại một vị trí cần phải làm xong công việc của mình. 

Lấy một ví dụ đời thường nhất, nếu bảo rằng chúng ta nấu cơm, không đơn giản với việc cắm điện và bật nút mà còn phải nấu thêm các món ăn để có được một bữa cơm hoàn chỉnh. Cho dù chỉ là thêm một món rau, món thịt thì cũng phải làm cả công việc ra vườn hái rau và đi chợ mua thịt. Điều muốn nói ở đây chính là chúng ta phải rà soát triệt để những công đoạn liên quan đến công việc của mình để hoàn thành một cách tốt nhất. 

 

Khi chúng ta làm việc triệt để, chuyên nghiệp công việc bao giờ cũng sẽ suôn sẻ và ngược lại, khi làm việc nửa vời sẽ ảnh hưởng không chỉ bộ phận mình mà còn cả những bộ phận khác. Nó đồng nghĩa với việc làm giảm hiệu suất của toàn công ty, một cá nhân hoàn toàn có thể kéo cả một tập thể đi xuống. 

“Khi chúng ta làm việc, công việc không chỉ liên quan đến mình mà còn rất nhiều cá nhân khác. Mình chỉ là một công đoạn trong một tổ chức đang vận hành từ trên xuống dưới. Nếu mắc kẹt ở một chỗ thì chắc chắn những mắt xích còn lại sẽ bị ảnh hưởng. Khi chậm một nhịp thì người tiếp theo sẽ trật 2 nhịp, người tiếp nữa là 3 nhịp và người cuối cùng chỉ biết ngồi chơi vì không có việc gì phải làm ” - Phan Huy, Trưởng phòng Sàn thương mại điện tử. 

 

Làm việc nửa vời là chỉ làm một phần công việc, không hoàn thành trọn vẹn, không đạt yêu cầu. Người làm việc nửa vời thường chỉ làm cho có, không có tâm huyết, không cố gắng hết mình.

Làm việc nửa vời có thể biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, như:

  • Làm việc hời hợt, qua loa, không chú tâm, không suy nghĩ.
  • Chỉ làm những việc dễ, không làm những việc khó, phức tạp.
  • Làm việc không cẩn thận, thiếu chu đáo, dẫn đến sai sót, thiếu sót.
  • Làm việc không đúng thời hạn, không đạt yêu cầu chất lượng.

Để tránh làm việc nửa vời, mỗi người cần có ý thức trách nhiệm, tinh thần cầu thị, luôn nỗ lực hết mình trong công việc. Cần xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của công việc và cố gắng hoàn thành tốt nhất. Hãy luôn cố gắng hết mình trong mọi công việc, chúng ta sẽ đạt được thành công.