Vì sao người ta hay gọi tháng Chạp là tháng củ mật? Củ mật là củ gì? Ăn được không? Ý nghĩa tên gọi này là gì? Cùng Cardina tìm hiểu ngay trong bài viết ngày hôm nay của Cardina nhé.

Tháng củ mật là gì?

Tháng củ mật thực tế không phải chỉ một loại củ quả nào cả. "Củ mật" lại là từ Hán Việt, với nghĩa "củ" là kiểm soát, xem xét, hay còn gọi rõ là "củ soát". Còn "mật" trong từ "bí mật" có nghĩa là kín, cẩn thận, không để lộ ra hay bị thất thoát.

Vậy có thể hiểu một cách đơn giản thì tháng củ mật có nghĩa là tháng cần kiểm soát mọi thứ cẩn thận tránh bị mất mát.

Tháng củ mật là gì?

Tháng củ mật là gì?

Tháng củ mật là tháng mấy?

Tháng củ mật là tháng Chạp, tức tháng 12 âm lịch. 

Xem thêm: Ngày 14 tháng 12 là ngày gì? Lịch sử và ý nghĩa của ngày 14/12
 

Vì sao lại gọi tháng 12 là tháng củ mật? Ý nghĩa là gì?

Rất nhiều bạn thắc mắc vì sao lại gọi tháng 12 hay tháng Chạp là tháng củ mật? Vì sao không là tháng khác, tháng 1 hay tháng 2? Để trả lời cho thắc mắc này, bạn cần biết rõ tháng Chạp được coi là tháng "củ mật" bởi thời điểm này rất hay xảy ra mất trộm, mất cắp.

Mọi người gọi như vậy để nhắc nhở nhau, tháng cuối cùng của năm nên cẩn thận, thận trọng hết sức để tránh các mất mát và sai sót. 

Thời điểm đám trộm cắp hoành hành để "kiếm ăn" dịp cuối năm, Tết đến nên ai cũng bận rộn không có nhiều chú ý, dễ lơ là và tạo điều kiện cho họ "lộng hành".

Ngoài ra, tháng "củ mật" cũng còn có nghĩa là cẩn thận củi lửa. Khi mà cuối năm tiệc tùng, cỗ bàn nhiều, hay say sưa chè chén nên lơ là, dễ xay ra hỏa hoạn. Thời tiết tháng 12 hanh khô cũng dễ làm cho đám cháy xảy ra. 

Với thế hệ hiện đại ngày nay, tháng Chạp càng cần phải "củ mật" hơn. Bởi khi mọi người "điên cuồng" tham gia liên hoan tất niên, mua sắm... dễ dẫn đến các tệ nạn.

Tháng củ mật là gì?

Vì sao lại gọi tháng 12 là tháng củ mật? 

Xem thêm: Năm 2024 là năm con gì? Mệnh gì? Hợp với tuổi nào?

Vì sao gọi tháng 12 âm lịch là tháng Chạp?

Theo các nhà sử học và các nhà nghiên cứu, chữ "chạp" trong từ tháng Chạp là biến âm của từ "lạp" của tiếng Hán. Dịp cuối năm, người Trung Quốc xưa thường tổ chức các lễ tế thần, lễ tế này sẽ được gọi là Lạp, hay Lạp nguyệt. Ngay khi nhắc đến "lạp", người ta sẽ nghĩ đến việc đi "lạp mả" - chính là thăm nom, sửa sang lại mồ mả, phần âm của gia tiên để đón Tết.

Trong tiếng Hán thì từ "lạp" cũng có nghĩa là lễ tất niên. Do ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc suốt nhiều năm, tháng cuối năm nhiều lễ lạt, nhiều lễ cũng bái nên dần có từ "giỗ chạp". Người Việt cũng rất coi trọng hoạt động cúng tế tổ tiên. Thể hiện là việc thắp hương, cúng bái hay đốt vàng mã.... Điều này thể hiện sự biết ơn, tình cảm của con cháu dành cho gia đình, họ tộc....

Ngoài cách giải thích này, nhiều người còn cho rằng "lạp" tiếng Hán để chỉ từ thịt. Dịp cuối năm xưa mới được mua thịt về làm "lạp xưởng", để ăn Tết nên thực phẩm có thể để được lâu vào mùa đông này cũng là thực phẩm dùng cho dịp Tết Nguyên Đán. 

Xem thêm: Thăm ngàn là gì? Kẹp ngần là gì? Thăm ngàn là gì trên facebook?
 

Trên đây là giải đáp của Cardina về thắc mắc tháng củ mật nghĩa là gì? Tháng củ mật là tháng mấy. Hi vọng bài viết mẹo vặt của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều này, hiểu hơn khi đón tháng cuối năm và Tết Nguyên Đán hạnh phúc bên gia đình, người thân...