Trang phục dân tộc Bana: Cái nhìn sâu sắc về văn hóa và tín ngưỡng
Trang phục dân tộc là một trong những nét đẹp vùng miền tạo nên sự đa dạng trong bản sắc văn hóa người Việt. Môt trong những điểm nhấn ở đây không thể thiếu là bộ trang phục dân tộc Bana với vẻ đẹp vô cùng riêng biệt. Cùng Cardina tìm hiểu rõ hơn về trang phục của người con Bana trong bài viết dưới đây nhé!
Đôi nét về dân tộc Bana
Dân tộc Ba Na là một trong những dân tộc thiểu số có số dân khá đông, họ thường sống ở các tỉnh Tây Nguyên như Kon Tum, Gia Lai. Họ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me, có nguồn gốc từ cư dân cổ đại ở Đông Nam Á.
Người Bana có một hệ thống chữ viết riêng của mình gọi là chữ Bana được sáng tạo dựa trên chữ La tinh thường được dùng để ghi chép các nghi lễ, truyền thuyết hay các tác phẩm dân gian. Quan niệm tín ngưỡng của họ cũng rất phong phú, vừa thờ cúng ông bà tổ tiên vừa tin vào các vị thần linh và thế giới tâm lịch. Điều đặc biệt nhất là người Bana rất chung thủy, một khi đã lấy nhau thì sẽ ở với nhau trọn đời. Nếu có ngoại tình thì phải “đền lễ’ cho bên còn lại.
Dân tộc Ba Na với đời sống văn hóa vô cùng phong phú
Dân tộc Bana nổi tiếng với lễ hội Gầu Tào và lễ Đâm Trâu hay cầu mưa thu hút được sự quan tâm của rất nhiều du khách. Trang phục của người Bana cũng là một điểm nhấn trong văn hóa truyền thống. Nó có sự khác biệt giữa nam - nữ và từng nhóm địa phương. Cùng tìm hiểu điều này kỹ hơn trong phần tiếp theo của bài viết nhé.
Xem thêm: Những trang phục dân tộc Việt Nam tạo nên bản sắc độc đáo của đất Việt
Trang phục dân tộc Bana
Nét đặc trưng dễ dàng nhìn thấy nhất trong trang phục truyền thống của người Bana là sự gắn bó với đời sống thiên nhiên và đề cao giá trị nghệ thuật độc đáo của người Tây Nguyên nói chung và Bana nói riêng.
Trang phục từ thổ cẩm và những màu sắc mang ý nghĩa riêng biệt
Chất liệu chủ yếu là làm từ vải thổ cẩm do chính con người nơi đây làm nên. Màu sắc chủ đạo là đen, chàm và đỏ. Với màu đen tượng trưng cho sức mạnh, màu chàm tượng trưng cho sự huyền bí và màu đỏ là sự thịnh vượng và may mắn. Nhấn nhá lên đó là những họa tiết hoa văn đơn giản, hình ảnh của chim muông hay những đường kẻ sọc tinh tế. Và chủ yếu người ta sẽ lấy ý tưởng từ thiên nhiên để tạo nên bộ trang phục đẹp mắt và đầy ý nghĩa.
Xem thêm: Trang phục dân tộc Hoa: Nét văn hóa độc đáo của tộc người di cư
Trang phục của phụ nữ
Với phụ nữ, trang phục của họ có ba phần chính là áo, chân váy và khăn buộc đầu. Áo thì là áo chui đầu, không xẻ cổ thường có màu đen hoặc chàm. Trên áo sẽ có hình hoa văn, các đường kẻ sọc ngang, chim muông. ở cổ áo và tay áo thường có thêm các đường viền làm điểm nhấn. Áo kiểu sát nách hoặc ba lỗ nhưng vô cùng kisnd dáo, tôn lên vẻ đẹp tinh tế của người phụ nữ.
Váy thì là kiểu váy quần chứ không vải may lại, thường có các màu như đen, chàm, đỏ, xanh… có trang trí thêm hạt cườm, tua rua. Hai bên hông thường có thêm hai mảnh vải hắn lên với họa tiết thổ cẩm rất đẹp mắt, ở dưới có thể một ít tua rua khi di chuyển tạo cảm giác cuốn hút.
Tôn lên nét duyên dáng của người con gái
Khăn quấn đầu thì có thể làm nhiều màu sắc khác nhau nhưng chủ yếu là màu đỏ nổi bật, có thể các chi tiết tua rua. Khi buộc qua trán sẽ tạo nên một tổng thể vô cùng hài hòa và bắt mắt. Hoàn chỉnh cho bộ trang phục là thường có vòng cổ, vòng tay, hoa tai… làm bằng đồng.
Xem thêm: Trang phục dân tộc Thái - Nét đẹp độc đáo và đầy riêng biệt
Trang phục của nam giới
Với áo, ái thì thường là áo mảnh và được gài lại với hai phần vải buộc lại với nhau. Hoặc một loại áo khác là áo chui đầu, cổ V xẻ sâu, trước ngực có thêm dây buộc tạo điểm nhấn.
Nam giới sẽ mặc khố được làm từ vải thổ cẩm, có hình chữ T và được quần quanh mông, để lộ hai chân, chỉ che phần giữ. Phần vải che có thể dài đến mắt cá chân hoặc ngắn hơn tùy vùng địa phương. Màu sắc của khố thường là đen hoặc chàm, có thể một chút tua rua khá bắt mắt.
Nam giới đóng khố hình chữ T
Nếu như nữ là đeo khăn thì nam sẽ đội mũ, kiểu mũ nồi hoặc mũ đinh làm bằng vải hoặc da, trên đó có trang trí thêm lông chim hay các miếng vải tua rua. Đàn ông Bana sẽ không mang quá nhiều phụ kiện, có thì chỉ là vòng cổ hay vòng tay làm từ đồng.
Có thể bạn quan tâm: BST Áo sơ mi nữ cao cấp Cardina
Người Bana mặc trang phục dân tộc khi nào?
Trong đời sống thường ngày trang phục dân tộc Bana đã không còn xuất hiện quá nhiều, có hay không thì chỉ là những người lớn tuổi, vẫn còn lối sống truyền thống. Người Bana bây giờ họ sẽ chỉ mặc trang phục của mình vào các ngày lễ, hội truyền thống của dân tộc mình hay của đất nước, như: Lễ hội Gầu Tào mừng lúa mới; Lễ hội đâm trâu để cầu mưa; Lễ cúng Giàng cầu An, Lễ bỏ ma an táng hay Lễ cấp sắc trưởng thành, dựng vợ gả chồng.
Người Ba Na mặc trang phục dân tộc trong các ngày lễ, hội
Những ngày lễ Tết Nguyên Đán, Quốc Khánh, ngày hội ở tỉnh, thành người ta cũng ưu tiên mặc đồ truyền thống. Trong các hội thi, biểu diễn văn nghệ, giao lưu văn hóa cũng không thể thiếu đi bản sắc của dân tộc.
Trên là những điều đặc biệt về trang phục dân tộc Bana mà Cardina muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ hiểu thêm về những nét đẹp của văn hóa dân tộc Việt. Và đừng quên theo dõi Cardina để thỏa thích mua sắm và biết thêm nhiều kiến thức thời trang thú vị khác nhé!