Tày là nhóm dân tộc thiểu số có mặt tại Việt Nam từ rất lâu nên họ có bề dày về văn hóa cũng như lịch sử. Có rất nhiều người tò mò về dân tộc này đồng thời muốn hiểu rõ hơn về đặc trưng, ý nghĩa trong bộ trang phục dân tộc Tày. Bài viết dưới đây hãy cùng Cardina tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Đôi nét về dân tộc Tày 

Dân tộc Tày hay còn có tên gọi khác là Thổ, Ngạn, Pén, Thu Lao. Về lịch sử, người Tày đã có mặt, sinh sống tại Việt Nam từ nửa cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công Nguyên. Hiện nay đã số dân tộc này sẽ sống tại vùng núi phía Bắc nước ta như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Thái Nguyên (có một số bộ phận sống ở thành thị). Ngoài ra họ sẽ rải rác tại một số tỉnh ở Tây Nguyên như Đắk Lắk, Lâm Đồng.

trang phục dân tộc tày

Người Tày hiện nay chủ yếu sinh sống ở vùng núi phía Bắc Việt Nam 

Người Tày thường sống theo các tổ chức cộng đồng nhỏ gọi là bản, các bản thường ở dưới chân núi, ven suối, mỗi bản sẽ có khoảng 15 - 20 nhà. Tính đến năm 2022, người tày có khoảng 1,8 triệu người trên tổng dân số Việt Nam. Đây được coi là một dân tộc có số dân đông đảo, có lối sống và nét văn hóa đặc biệt góp phần vào việc tạo nên đa dạng bản sắc văn hóa Việt Nam.

Xem thêm: Top 20 mẫu áo dài truyền thống Việt Nam đẹp nhất 2023

Nét độc đáo trong trang phục dân tộc Tày

Trang phục dân tộc Tày vô cùng đơn giản, họ không cầu hề cầu kỳ trong cách lựa chọn màu sắc hay các họa tiết. Đa số trang phục của họ có màu chủ đạo là màu chàm, một loại màu được nhuộm từ nguyên liệu cây rừng tự nhiên mà bà con đồng bào thiểu số thường hay sử dụng.

Người Tày rất quan trọng đến tạo hình, họ đơn giản, thích sự nền nã nhưng nhất định phải gọn gàng, thanh thoát tôn lên được nét đẹp dịu dàng nữ tính của người phụ nữ.

trang phục dân tộc tày nữ

Trang phục tôn lên đường nét thanh thoát và nhẹ nhàng của người con gái 

Trang phục của phụ nữ 

Đồ dân tộc phục nữ Tày bao gồm khăn, áo, dây lưng, váy, giày và không thể thiếu đi chiếc vòng cổ to bằng bạc tạo điểm nhấn đặc biệt.

Khăn được làm từ vải dệt, nhung đen hoặc vải láng có màu chàm hoặc đen. Có hai loại chủ yếu là vải hình tam giác cân dùng để đội bình thường, hai là loại tấm vải hình chữ nhật có kích thước lớn dùng để vấn tóc. Khăn sẽ chỉ là màu đơn sắc mà không có họa tiết hay màu sắc nào để "chấm phá".

trang phục của dân tộc tày

Phụ nữ Tày thường đội khăn lên đầu để vấn tóc làm duyên 

Xem thêm: Váy Mã Diện là gì?

Với áo thì cũng là một màu chàm hoặc đen đặc trưng, không có hoa văn thường được làm từ vải láng, phim đen. Trên áo có cúc được cài chéo ở bên vai phải, to nhỏ tùy vào người mặc. Bên trong người ta có thể mặc chiếc áo phông hoặc áo lót giống với người Kinh. Ngoài ra họ còn mặc áo năm thân kết hợp quần, hình thức khá giống như chiếc áo dài truyền thống của người Kinh.

hình ảnh trang phục dân tộc tày

Chiếc áo năm thân màu đen cùng lớp áo trắng mặc bên trong của phụ nữ Tày 

Phụ nữ Tày có hai lựa chọn là mặc váy hoặc quần, thường mặc váy là vào các dịp đặc biệt còn mặc quần để thoải mái với các hoạt động thường ngày. Màu của quần, váy sẽ đồng màu với áo, thường dài đến chấn gót chân, luôn phải được là thẳng, chỉnh chu. Họ cố định áo và váy bằng chiếc thắt lưng cổ truyền thắt quanh vòng eo từ trước ra sau, bên sau có để thừa lại một vạt ngắn. Thắt lưng này cũng có màu đơn sắc giống áo váy, ngoài ra họ còn tạo điểm nhấn với loại vải thổ cẩm được thêu dệt cực kỳ bắt mắt. Ở một số vùng văn hóa thì việc sử dụng thắt lưng cũng được chia ra khá rõ ràng. Với các cô gái trẻ thì chọn cuốn thắt màu xanh, đỏ; người lớn tuổi sẽ màu chàm, đen.

trang phục dân tộc tày lạng sơn

Thắt lưng sẽ là phần tạo nên điểm nhấn cho toàn bộ trang phục của người Tày 

Giày đi cũng sẽ trùng màu với quần áo, là kiểu giày bệt, khá giống với hình dáng của giày búp bê hiện nay. Giày phải đi kèm với tất trắng và đặc biệt phải rửa chân sạch sẽ trước khi đi,

Xem thêm: Trang phục cưới truyền thống Việt Nam: Gìn giữ nét đẹp văn hóa ngàn đời

Trang phục của đàn ông

Đàn ông Tày từ lâu đã mặc trang phục giống với người Kinh, nếu có thì chỉ mặc áo dài kiểu áo tứ thân và quần màu chàm hoặc đen, độ mũ cói cùng màu. Áo của thanh nhiên trẻ tuổi sẽ có túi ở bên bực trái còn người trung niên thì túi may ở hai bên tà áo. Khi đi tham gia lễ hội hay có các dịp quan trọng người nam sẽ mặc áo năm thân dài tới đầu gối, có cúc cài bên hông. Quần thì mặc theo kiểu quần què, đúng rộng, ống rộng và thường dài đến mắt cá chân. Thường quần của họ sẽ làm khá rộng nên có dây vải thắt đi kèm.

giới thiệu trang phục dân tộc tàygiới thiệu trang phục dân tộc tày

Đàn ông Tày mặc đồ rất đơn giản, cũng là màu chàm hoặc đen đặc trưng trong những bộ đồ của họ 

Trang sức của người Tày 

Đồ trang sức là một điểm nhấn cực kỳ quan trọng trong văn hóa của người Tày. Hầu hết các đồ vật đều được làm bằng bạc, thường có như hoa tai, nhẫn, vòng tay, vòng cổ, những người nhà giàu thường có thêm bộ xà tích đeo bên sườn phải. Vòng cổ của phụ nữ Tày phải rộng, to và nổi bật trên nền áo váy chàm hoặc đen, làm tăng thêm nét duyên dáng và đằm thắm.

trang phục dân tộc tày cao bằng

Trang sức là phần quan trọng không thể thiếu trong đồ dân tộc Tày 

Còn với đàn ông, trong truyền thống xa xưa người lớn tuổi sẽ đeo vòng tay bạc, còn thanh niên bịt răng vàng. Tuy nhiên thời nay không mấy ai làm như thế nữa.

Người Tày đồ dân tộc trong những dịp nào? 

Ngày trước người Tày sẽ mặc đồ dân tộc mỗi ngày, nhưng lâu dần với cuộc sống hiện đại và Kinh hóa thì họ chỉ mặc vào những dịp đặc biệt trong văn hóa của mình, như: biểu diễn văn nghệ, các ngày lễ truyền thống, khi đám cưới, đi đám ma chay hay những dịp mà họ có cơ hội đưa văn hóa làng bản đến với những vùng đất khác.

trang phục dân tộc Tày

Trang phục trong lễ cưới của người dân tộc Tày 

Xem thêm: 30+ mẫu áo dài cổ vuông hiện đại, độc đáo, đẹp xinh cho nàng

Trước sự biến đổi của đời sống, hiện đại hóa và người dân tộc dần "thành thị hóa" thì người Tày vẫn luôn giữ được những bản sắc vốn có của mình. Ta vẫn thấy được những bộ trang phục dân tộc Tày xuất hiện ở những nơi mà họ đến, trong những ngày lễ đặc biệt và truyền thống của họ. Dù chúng ta có phát triển đến đâu, hòa nhập như thế nào thì những trang phục dân tộc vẫn là cái hồn tạo nên sự đặc biệt của người Việt. Vì thế không chỉ có người Tày mà ngay cả người Kinh, các dân tộc khác cũng có nhiệm vụ quảng bá, giữ gìn hình ảnh thật đẹp của văn hóa truyền thống Việt Nam.