Kem chống nắng có thể coi là vật bất ly thân với chị em phụ nữ nói riêng và mọi người nói chung. Trong thời tiết nắng nóng gay gắt như hiện nay, việc sử dụng kem chống nắng là không thể thiếu. Vậy bạn đã biết cách sử dụng kem chống nắng chưa? Nên bôi kem chống nắng trước hay sau khi trang điểm? Tất cả sẽ được Cardina giải đáp trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Kem chống nắng là gì?

Đầu tiên, các bạn cần tìm hiểu và biết được kem chống nắng là gì, tác dụng cũng như nguyên lý hoạt động của kem chống nắng.

Có mấy loại kem chống nắngTác dụng của kem chống nắng

Kem chống nắng là loại sản phẩm có thể bảo vệ làn da khỏi các bức xạ của tia cực tím bằng cách hấp thụ hoặc phản xạ lại. Từ đó tránh cho việc làn da của bạn bị các hiện tượng như cháy nắng hay nám, tàn nhang.

Một sản phẩm kem chống nắng có nhiều hình thể khác nhau, có dạng lỏng, có dạng kem cũng có dạng xịt.

Bên cạnh đó, ngày nay kem chống nắng còn được tích hợp nhiều công dụng khác như nâng tone da, chống nước ( những sản phẩm kem chống nắng chuyên dùng cho bơi lội),...

Một số bạn không có nhiều thời gian sẽ chọn cách sử dụng những sản phẩm kem chống nắng có khả năng nâng tông để có thể tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, với những sản phẩm tích hợp như vậy sẽ không có khả năng chống nắng cao.

Nên bôi kem chống nắng trước hay sau khi trang điểm?

Các bước trang điểm với kem chống nắng cần biết

Kem chống nắng ngày càng có tầm quan trọng nhưng không phải bạn nào cũng biết cách sử dụng chính xác. Nếu như cách sử dụng không chuẩn sẽ ảnh hưởng đến khả năng cản tia UV của kem.

Các bước bôi kem chống nắng là kem dưỡng sau đó kem chống nắng và cuối cùng là kem nền,...

Theo thứ tự chẩn là : Kem dưỡng -> Kem chống nắng -> Trang điểm.

Bôi kem chống nắng vào thời điểm nào?

Thời điểm thích hợp để bôi kem chống nắng là 30 phút trước khi ra ngoài. Khi đó kem chống nắng mới thấm vào da và có tác dụng chống UV tốt nhất. 

Xem ngay: Các bước sử dụng kem chống nắng

Lưu ý quan trọng khi sử dụng kem chống nắng.

Tránh bôi kem chống nắng vào vùng da nhạy cảm

Cũng giống như nhiều loại mĩ phẩm khác, có những loại dành riêng cho vùng nhạy cảm như vùng mắt, ... 

Các bạn nên tránh bôi kem vào những vùng này để tránh những nguy hiểm không đáng có.

Tránh bôi kem chống nắng vào vùng da nhạy cảm

Tránh bôi kem chống nắng vào vùng da nhạy cảm

Xem thêm: 20 công thức tắm trắng tại nhà HIỆU QUẢ - BẬT TÔNG NGAY

Không bôi kem chống nắng khi đang bôi loại kem điều trị khác

Nếu bạn đang điều trị các bệnh ngoài da bằng các loại kem đặc trị thì không nên sử dụng kem chống nắng vì có thể sẽ làm giảm hiệu quả điều trị bệnh của bạn.

Khi này, các bạn có thể sử dụng các biện pháp chống nắng vật lý như đội mũ, đeo khẩu trang, kính râm hay áo chống nắng,.. để bảo vệ làn da của mình.

Nên bôi lại kem chống nắng sau khi bơi lội

Khi bạn bơi lội hoặc tắm biển,.. nên thoa lại kem chống nắng vì rất có thể loại kem chống nắng của bạn đã bị mất tác dụng. 

Sử dụng kèm nhiều biện pháp chống nắng khác nhau để tăng hiệu quả chống UV tối đa.

Ngoài việc bôi kem chống nắng, các bạn cũng cần phải có nhiều biện pháp chống nắng khác như che chắn bằng áo khoác chống nắng hoặc mũ,...

Ít ra ngoài trời, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều nhất có thể.
 

Các mẫu choàng chống nắng tại Cardina

Bộ sưu tập áo chống nắng toàn thân nữ nhật của Cardina.vn

Có mấy loại kem chống nắng

Ngoài việc phân loại kem chống nắng dựa trên chỉ số SPF hay PA thì thông thường, chúng ta thường sẽ phân loại kem chống nắng theo nguyên lý chống nắng của nó. Gồm kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học.

Kem chống nắng vật lý

Đây là loại kem chống nắng thường được sử dụng khi bơi lội. Nguyên lý hoạt động của kem chống nắng vật lý là tạo một lớp màng bảo vệ cho da. 

Xem thêm: Nên mua váy chống nắng 2 lớp hay mua váy chống nắng 1 lớp?

Khi tia UV chiếu vào da sẽ bị phản chiếu lại, từ đó bảo vệ da tốt nhất.

Loại kem chống nắng này có Zinc Oxide,Titanium Dioxide là thành phần chính.

Kem chống nắng hóa học

Khác với kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hóa học có nguyên lý hoạt động là hấp thụ các loại tia UV. Sau đó sẽ phá hủy các tia UV, giải phóng chúng thành tia hồng ngoại.

Ovobenzone, Oxybenzone là những thành phần hay xuất hiện trong kem chống nắng hóa học.

Chỉ số SPF, PA++ trong kem chống nắng là gì?

Chỉ số SPF

Chỉ số SPF của một loại kem chống nắng sẽ quyết định đến thời gian và khả năng chống nắng của sản phẩm.

SPF là viết tắt của sun protection factor. Đây là một chỉ số thể hiện được khả năng chống lại tia tử ngoại của kem chống nắng. Chỉ số SPF được tính toán bằng tỉ lệ giữa thời gian sử dụng khi bôi kem chống nắng và số giờ.

1 SPF sẽ có được khả năng chống nắng trong vòng 10 phút. Thông thường thì SPF của một loại kem chống nắng sẽ giao động trong khoảng 50. SPF thấp nhất được ghi nhận là 17. cao nhất có thể lên đến 100.

Đơn giản như sau, SPF 50 nghĩa là bạn có thể chống được tia UV trong vòng 500 phút.

Tương tự như SPF 40, bạn sẽ được bảo vệ khỏi tia UV trong vòng 400 phút.

...

Chỉ số PA

Chỉ số PA, protection grade of UVA. Đây là một chỉ số thường thấy đi kèm với chỉ số SPF. Chỉ số này được Hiệp Hội Mỹ Phẩm Nhật Bản công bố.

Được biết rằng tia UV gồm 3 loại tia là UVA. UVB, và UVC. Trong đó tia UVC nguy hiểm nhất đã được cản lại bởi tầng Ozon. Tia UVA thì nguy hiểm hơn.

Đây là loại tia gây hại trực tiếp đến tế bào bên trong, ức chế colagen, khiến da của bạn bị chảy xệ và nhăn nheo. Thật tệ hại với laoij tia này.

Chỉ số PA là chỉ số thể hiện khả năng chống tia UVA của kem chống nắng. Thay vì thể hiện thông qua các con số như SPF thì chỉ số PA thể hiện bằng những dấu +.

Chỉ số SPF, PA++ là gì?

Chỉ số SPF, PA++ là gì?

Thông thường chỉ số PA sẽ ở mức +++.

  • PA+ : ngăn UVA khoảng 40-50%.
  • PA++:  ngăn UVA ở mức 60-70%.
  • PA+++: chỉ số PA này có thể ngăn cản tới 90% tia UVA.
  • PA++++: Đây là chỉ số PA cao nhất. Những loại kem chống nắng có chỉ số PA này có thể cản tia UVA đến trên 95%.

Trên đây là những chia sẻ của Cardina về vấn đề Nên bôi kem chống nắng trước hay sau khi trang điểm? Mong rằng sau bài viết này, các bạn sẽ bảo vệ được làn da xinh đẹp của mình một cách tốt nhất.

Các bài viết liên quan:

>>>> Váy chống nắng vải jean có chống UV tốt không?

>>>> Mách bạn các bước skincare cơ bản giúp da trắng mịn, căng bóng

>>>> Các cách chọn kem chống nắng phù hợp nhất từ bác sĩ da liễu