Áo dài mang trong mình vẻ đẹp thướt tha, duyên dáng của người phụ nữ Việt. Tà áo dài không đơn thuần chỉ là trang phục mà nó còn là niềm tự hào, là di sản văn hóa cần được gìn giữ, trân trọng. Vậy làm thế nào để gìn giữ vẻ đẹp ấy từ việc đơn giản nhất? Bạn có biết cách giặt áo dài thế nào đúng chuẩn không? Cùng Cardina theo dõi ngay trong bài viết ngày hôm nay nhé

Chuẩn Bị Trước Khi Giặt Áo Dài

Để giặt chiếc áo dài đúng cách, giúp nó luôn đẹp như mới thì bạn cần chuẩn bị những điều sau:

"Cẩn tắc vô áy náy", câu nói này hoàn toàn đúng khi áp dụng vào việc giặt giũ, đặc biệt là với áo dài. Trước khi giặt bạn cần phải kiểm tra kỹ xem chất liệu của áo dài là gì, từ đó sẽ lựa chọn được cách giặt phù hợp.

Mỗi loại vải đều sở hữu những đặc tính riêng, đòi hỏi sự chăm sóc khác nhau. Bên cạnh việc phân loại chất liệu thì phân loại về màu sắc cũng là điều vô cùng quan trọng, để tránh tình trạng phai màu đáng tiếc gây mất thẩm mỹ cho chiếc áo.

Sau khi đã phân loại chính xác, việc tiếp theo bạn cần phải làm chính là chuẩn bị thau giặt đồ, xà phòng hoặc nước giặt phù hợp với chất liệu vải. Nếu xuất hiện các vết bẩn cứng đầu bạn cần phải chuẩn bị thêm một chiếc bàn chải hoặc khăn bông sạch để có thể tẩy rửa vết bẩn hiệu quả nhất.

Chuẩn Bị Trước Khi Giặt Áo Dài

Một chút chuẩn bị chu đáo sẽ giúp quá trình giặt giũ diễn ra thuận lợi, nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.

Cách Giặt Áo Dài Bằng Tay

Giặt quần áo bằng tay vẫn luôn là phương pháp được các chuyên gia khuyên dùng cho tà áo dài luôn được bền đẹp. Không những có thể tránh được các tác động từ việc vò vắt của máy giặt mà còn giúp chiếc áo dài bền hơn.

Cách Giặt Áo Dài Lụa Tơ Tằm Bằng Tay

Với những loại áo dài được làm từ vải lụa hoặc tơ tằm thì bạn sẽ cần sự chăm sóc đặc biệt và tỉ mỉ. Các bước giặt như sau:

Bước 1: Hòa tan nước giặt chuyên dụng dành cho lụa tơ tằm với nước lạnh (tuyệt đối tránh sử dụng nước nóng).

Bước 2: Ngâm áo trong khoảng 5-10 phút, nhẹ nhàng đưa tay đảo đều cho nước giặt thấm sâu vào từng sợi vải.

Bước 3: Vò nhẹ nhàng bằng tay, tập trung vào vùng cổ và tay áo, nơi dễ bám bẩn. Tuyệt đối không vắt hoặc xoắn mạnh, tránh làm mất form dáng và gây hư hại sợi vải.

Bước 4: Xả lại nhiều lần bằng nước sạch cho đến khi hết hoàn toàn xà phòng.

Bước 5: Cuộn áo dài trong khăn bông sạch để thấm bớt nước, sau đó treo lên móc áo, phơi ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, giúp áo khô tự nhiên mà vẫn giữ được màu sắc tươi sáng.

Cách Giặt Áo Dài Nhung Bằng Tay

Khác với vải lụa, nếu như chiếc áo dài của bạn được may từ vải nhung thì sẽ giặt như sau:

Bước 1: Khi giặt áo dài nhung, nên sử dụng nước giặt chuyên dụng hoặc dầu gội đầu pha loãng với nước lạnh. Nhẹ nhàng nhúng áo vào nước, dùng tay vuốt nhẹ theo chiều vải, tránh chà xát mạnh.

Bước 2: Xả lại bằng nước sạch cho đến khi hết xà phòng. Sau đó, dùng khăn bông sạch thấm khô nước, treo áo lên móc và phơi trong bóng râm, tuyệt đối không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

Vải nhung với vẻ đẹp sang trọng, quyến rũ nhưng cũng “khó chiều” hơn các loại vải khác.

Cách Giặt Áo Dài Học Sinh Bằng Tay

Áo dài học sinh thường sẽ được may từ các loại vải thoáng mát và nhẹ như voan hay cotton. Với chất liệu này, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại xà phòng nhẹ và giặt bằng tay theo các bước thông thường. Riêng với các áo dài màu trắng bạn cần ngâm riêng để áo luôn trắng sáng tinh khôi

Chuẩn Bị Trước Khi Giặt Áo Dài

Cách giặt áo dài học sinh bằng tay không quá phức tạp, nhưng cần lưu ý phơi áo ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp gây ố vàng.

Xem thêm: Khám Phá Áo Dài Raglan: Vẻ Đẹp Thời Thượng Dành Cho Phái Đẹp

Cách Giặt Áo Dài Bằng Máy Giặt

Với áo dài may từ vải thường, ít nhạy cảm như cotton, bạn có thể sử dụng máy giặt để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, hãy nhớ cho áo vào túi giặt chuyên dụng để bảo vệ áo khỏi những tác động mạnh trong quá trình giặt.

Chọn chế độ giặt nhẹ, nước lạnh và thời gian giặt ngắn (khoảng 30 phút). Tránh sử dụng nước xả làm mềm vải quá nhiều, có thể làm mất form dáng áo.

Có Nên Giặt Áo Dài Lụa, Áo Dài Tơ Tằm, Áo Dài Nhung Bằng Máy Giặt?

Rất nhiều khách hàng gửi thắc mắc đến Cardina hỏi rằng có nên giặt áo dài lụa, áo dài tơ tằm hay nhung bằng máy giặt hay không? Khuyến cáo của chúng tôi là bạn không nên giặt các mẫu áo dài chất liệu này bằng máy giặt vì có thể làm hỏng vải, khiến áo bị mất form dáng ban đầu. Thậm chí có thể bị rách.

Trong trường hợp bất khả kháng bạn cần sử dụng túi giặt, chọn chế độ giặt nhẹ và nhanh nhất có thể.

Chuẩn Bị Trước Khi Giặt Áo Dài

Tốt nhất, vẫn nên giặt tay để đảm bảo độ bền đẹp cho áo.

Mẹo Xử Lý Các Vết Bẩn Cứng Đầu Trên Áo Dài 

Loại vết bẩnCách giặt
Phấn mayDùng băng dính hoặc con lăn bụi dính phấn may trước khi giặt. Nếu vẫn còn vết bẩn, có thể dùng cồn 90 độ hoặc xăng thơm (dùng tăm bông chấm nhẹ lên vết bẩn, tránh lan rộng). Lưu ý thử nghiệm trên một vùng vải nhỏ trước khi áp dụng lên toàn bộ áo. Tham khảo thêm cách giặt sạch phấn may trên áo dài, cách giặt hết phấn may trên áo dài, cách giặt phấn may trên áo dài.
NhớtXử lý vết bẩn càng sớm càng tốt. Dùng giấy thấm dầu hoặc bột baking soda rắc lên vết bẩn để hút bớt dầu mỡ. Sau đó, giặt như bình thường. Có thể sử dụng nước rửa chén pha loãng để xử lý vết nhớt cứng đầu. Tham khảo thêm cách giặt áo dài bị dính nhớt.
MựcNgâm áo dài vào sữa tươi không đường trong vài giờ hoặc dùng nước cốt chanh pha loãng chấm lên vết mực. Bạn cũng có thể tham khảo các cách tẩy vết mực trên các trang web uy tín như Cleanipedia (cleanipedia.com) để tìm ra phương pháp phù hợp nhất.

 

Xem thêm: Vẻ Đẹp Vượt Thời Gian: Khám Phá Ý Nghĩa Của Áo Dài Việt Nam

Những Câu Hỏi Thường Gặp (FAQs)

Giặt áo dài trắng như thế nào?

Với những mẫu áo dài trắng thường sẽ dễ bị xỉn màu hay ố vàng nếu như bạn không giặt ngay sau khi mặc.

Có thể sử dụng các loại nước giặt chuyên dụng cho đồ trắng, thêm baking soda hoặc nước cốt chanh để tăng cường hiệu quả làm trắng cho áo.

Ngoài ra hãy phơi áo dưới ánh nắng nhẹ, tránh ánh nắng gắt trực tiếp và lộn áo trái để tránh các chi tiết trên áo bị bay màu.

Giặt áo dài bằng nước nóng hay nước lạnh?

Việc lựa chọn nhiệt độ nước để giặt áo dài còn tùy thuộc vào chất liệu vải. Với các loại vải lụa tơ tằm thì bạn nên giặt bằng nước lạnh để tránh bị co rút hay mất form áo. Còn các chất liệu vải thường thì có thể giặt bằng nước ấm. Hãy đọc kỹ hướng dẫn trên tem mác sản phẩm.

Làm sao để áo dài không bị nhăn sau khi giặt?

Rất nhiều người thắc mắc làm thế nào để áo dài không bị nhăn sau khi giặt. Thì giải pháp của Cardina chính là hạn chế việc vắt mạnh.

Tốt nhất bạn nên cuộn áo dài ở trong khăn bông mềm để thấm hút nước một cách nhẹ nhàng, sau đó phơi áo ở trên một chiếc móc rộng ở nơi thoáng mát và tránh gió mạnh.

Bao lâu nên giặt áo dài học sinh?

Tùy vào tần suất mặc. Bạn nên giặt ngay trong ngày để tránh bị mốc do mồ hôi.

Xem thêm: Áo dài Lê Phổ - Vẻ Đẹp Vượt Thời Gian Qua Lăng Kính Nghệ Thuật

Mẹo Bảo Quản Áo Dài Luôn Đẹp

Để áo dài của bạn luôn đẹp như mới thì đừng quên những tips bảo quản sau nhé

  • Treo áo dài đúng cách: Đầu tiên, việc treo áo dài cũng vô cùng quan trọng. Bạn nên treo áo ở những chiếc móc có đệm mút để tránh làm hỏng form áo. Giúp áo luôn thẳng và không bị nhăn.

  • Bảo quản trong tủ quần áo: Nếu bạn muốn cất ở trong tủ thì hãy đảm bảo tủ quần áo thoáng mát, khô ráo để tránh ẩm mốc hay có côn trùng.

  • Hạn chế xịt nước hoa: Ngoài ra không nên xịt nước hoa trực tiếp lên vải vì có thể gây ố vàng hoặc làm ảnh hưởng đến màu vải.

  • Bảo quản áo dài khi không sử dụng: Nếu như bạn không mặc áo dài trong một thời gian dài thì nên bọc áo ở trong túi vải thoáng khí hoặc giấy mềm để bảo vệ áo được tốt nhất.

Mẹo Bảo Quản Áo Dài Luôn Đẹp

Mẹo Bảo Quản Áo Dài Luôn Đẹp

850,000₫
  • 4.9
  • 238 đã bán
Kích thước
Xem thêm

Hi vọng các kiến thức mà Cardina cung cấp cho bạn trong bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách giặt áo dài đúng chuẩn. Đừng quên theo dõi blog của chúng tôi được cập nhật thêm nhiều mẹo vặt hữu ích hơn nữa bạn nhé.