Vải không dệt là gì? Quy trình sản xuất vải không dệt thế nào?
Vải không dệt là gì luôn là thắc mắc của nhiều bạn khi mua đồ. Khác với cotton hay vải jean là các chất liệu thường thấy trên thị trường, vải không dệt chưa được nhiều người biết đến. Vậy vải không dệt là gì? Quy trình sản xuất vải không dệt ra sao? Ưu nhược điểm của chất liệu này là gì? Cùng xem ngay trong nội dung bài viết này của Cardina bạn nhé.
Vải không dệt là gì?
Vải không dệt tiếng anh là non-woven fabric chính là những chất liệu được tạo ra bằng công nghệ nhiệt cơ khí hoặc kết dính từ các hạt nhựa tổng hợp. Thay vì liên kết với nha bằng các phương pháp dệt thông thường như dệt kim hay dệt thoi.
Chất liệu này cũng có các đặc điểm đáng hen như mỏng, nhẹ và xốp. Toàn bộ quá trình chỉ là kéo sợi mà không có dệt. Thành phần của vải sẽ được tính toán kỹ lưỡng trước, sau đó trộn và đưa vào máy ép để tạo nên vải. Vải không dệt cũng có thể tái chế sau quá trình sử dụng đó bạn nhé.
Vải không dệt là gì?
Xem thêm: Vải kaki là gì? Ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng của vải kaki
Đặc tính của vải không dệt
Hoàn toàn không sử dụng công nghệ dệt nào
Vải được tạo ra bằng cách kết hợp các loại hạt nhựa từ dung môi và nhiệt nên hoàn toàn không sử dụng bất cứ một quá trình dệt truyền thống nào.
Vải thân thiện với môi trường
Với cách sản xuất cùng nguồn nguyên liệu độc đáo, chất vải này được đánh giá là rất thân thiện với môi trường. Ngoài ra chúng cũng được ứng dụng vào những vật dụng hàng ngày như khăn tắm, khăn mặt, các loại túi xách, khẩu trang,...
Xem Thêm: Vải tuyết mưa là gì? Những điều bạn cần biết về chất liệu tuyết mưa
Với những đồ vật tiếp xúc trực tiếp với da mặt như khẩu trang hay khăn mặt cũng dần được dùng vải không dệt. Thậm chí là túi lọc trà, băng vệ sinh,... Chính điều này đã khẳng định được sự an toàn của nó. Vải cũng có thể phân huỷ dễ dàng sau khi sử dụng nên càng an toàn hơn.
Màu sắc đồng nhất
Nhiều người cho rằng vải không dệt sẽ khó nhuộm màu nên tấm vải sẽ có màu sắc không đều. Đây là điều hoàn toàn sai lầm. Vải không dệt có thể đánh bại hoàn toàn các chất liệu khác về độ đồng đều màu sắc. Tính chất của poly còn giúp cho vải càng chuẩn màu hơn. Các bạn có thể kiểm tra màu của vải bằng ánh sáng.
Dễ dàng in ấn trên bề mặt
Để in được lên trên bề mặt vải, những yếu tố như độ dày của mực, màu sắc chọn lựa hay hình ảnh khi in phải tự nhiên, chuẩn đẹp. Bề mặt của vả không dệt có thể hoàn toàn đáp ứng được các yếu tố này một cách chuyên nghiệp.
Đặc tính của vải không dệt
Xem thêm: Vải lanh là gì? Khái niệm, phân loại, ứng dụng của vải sợi lanh
Nguồn gốc của vải không dệt
Có nhiều tài liệu ghi lại rằng vải không dệt được tạo ra một cách hoàn toàn ngẫu nhiên do những người khách lữ hành qua sa mạc. Do tránh nắng nóng và đau chân nên họ đã búi những búi len trên dép của mìn để bước đi thoải mái hơn. Những sợi len sau khi đó đan cài vào nhau và tạo ra một cấu trúc rất chắc chắn, hoàn chỉnh thông qua áp lực từ chân, độ ẩm và cả nhiệt độ không khí rất cao của sa mạc.
Cho đến tận thế kỷ XIX, ngành dệt may của Anh đứng đầu thế giới, họ có rất nhiều các loại chất xơ bị loại bỏ khi dệt vải. Một số kỹ sư dùng nó để tạo ra các ruột gối bằng một chiếc máy cắt đặc biệt. Người này tên Garnett, sau một thời gian cải tiến thì ông dùng keo để liên kết những sợi này. Đây cũng là tiền thân của vải không dệt.
Nguồn gốc của vải không dệt
Xem thêm: Vải gấm là gì? Các kiểu đầm vải gấm sang trọng cho quý cô 2023
Phân loại vải không dệt trên thị trường hiện nay
Dựa theo quy trình sản xuất người ta chia vải không dệt thành 8 loại, cụ thể gồm:
Vải không dệt Spunlace
Các miếng polyme hay các xơ ngắn và filament sẽ được ép trực tiếp với nhau để tạo thành một mạng lưới sợi. Hàng loạt công nghệ sử dụng trong quá trình này đều là cơ học, kéo sợi hoặc là đâm kim, một số nơi sẽ dùng cách cán nóng để có thể tạo ra vải không dệt Spunlace.
Chất liệu này thường được dùng để làm khẩu trang hay các loại vải lọc, khăn ướt,...
Vải không dệt liên kết nhiệt
Qua trình chủ yếu là gia nhiệt và làm mát.
Vải không dệt Pulp airlaid
Còn gọi với một cái tên khác là giấy không bụi. Công nghệ air-laid được ứng dụng giúp các tấm ván sợi gỗ có thể ở một trạng thái sợi duy nhất. Tiếp tục đó là các phương pháp dòng khí để có thể kết tụ được các sợi này ở các màn lưới. Cuối cùng chúng sẽ được gia cố thành vải.
Vải không dệt ướt
Quy trình để sản xuất vải không dệt ướt như sau: Nguyên liệu sẽ được đặt ở trong nước để tách sợi đơn. Trộn các nguyên liệu khác để tạo hỗn hợp, tiếp theo là bước tạo màng và gia cố.
Xem thêm: Vải sợi pha là vải gì? Những đặc điểm và ứng dụng có thể bạn chưa biết
Vải không dệt Spunbond
Quy trình sản xuất vải không dệt Spunbon: Ép đùn > kéo sợi polymer > kết lưới > Kết dính > liên kết nhiệt, cơ học và hoá học.
Vải không dệt Meltblown
Sợi polymer nóng sẽ được đùn qua khuôn thẳng có lỗ nhỏ để tạo sợi. Tiếp theo chúng được kéo căng và làm mát, tạo lưới, lọc và thành vải.
Vải không dệt dập kim
Sợi vải được gia cố bằng cách dập kim.
Vải không dệt stitch
Sử dụng cấu trúc vòng sợi dệt kim dọc để có thể cố định các lớp sợi và lớp lưới, từ đó là vật liệu không dệt sẽ được "khâu" thành vải không dệt.
Phân loại vải không dệt trên thị trường hiện nay
Xem thêm: Lụa tơ tằm là gì? Nguồn gốc, đặc điểm và giá thành của lụa tơ tằm
Quy trình sản xuất vải không dệt
Xơ cho công nghiệp giấy, xơ cho công nghiệp dệt, filament là những nguyên liệu cần dùng cho quy trình sản xuất vải không dệt. Sau đó chúng sẽ được thông qua 4 bước để tạo thành phẩm:
Bước 1: Tạo màng
Bằng cách sử dụng phương pháp ướt hoặc phương pháp khí và dùng máy chải để có thể tạo màng. Ngoài ra còn có một số phương pháp khác như SB, MB hay kéo màng tốc độ cao, …
Bước 2: Xếp màng xơ
Trong bước tiếp theo, các sợi tổng hợp sẽ được xếp lớp ngang và kéo dãn ở trên máy. Sau cùng sẽ được trộn và uốn thành cách màng xơ.
Bước 3: Liên kết màng xơ
Một số cách để liên kết màng xơ là xuyên kim, rối thuỷ lực, hoá học hay thậm chí là sóng siêu âm, kết dính nhiệt,... Một một cách làm sẽ giúp cho sản phẩm có các đặc tính khác nhau.
Bước 4: Hoàn tất
Bước cuối cùng là tráng phủ và đốt lên bề mặt của vải. Một số loại vải sẽ được in hoặc dát mỏng, tuỳ thuộc vào yêu cầu của người dùng.
Quy trình sản xuất vải không dệt
Xem thêm: Tìm hiểu về vải Tuytsi: Khái niệm, nguồn gốc, phân loại và ứng dụng
Ưu nhược điểm của vải không dệt
Ưu điểm
Thân thiện với môi trường
Chỉ cần 2 - 5 năm là chất liệu này có thể hoàn toàn phân huỷ nên cực an toàn với môi trường.
Khả năng chịu lực rất tốt
Vải cực nhẹ, lại thoáng khí và có khả năng thấm hút tốt nên được nhiều người yêu thích, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực cuộc sống.
Giá thành rẻ
Vải không dệt rẻ hơn nhiều so với các chất liệu khác như cotton, lụa hay nhung....
Màu sắc đa dạng
Mọi vị trí trên cuộn vải đều có màu sắc rất đồng nhất, màu của vải cũng tự nhiên và đa dạng. Các hình in trên vải cũng độc đáo và có thể thoải mái chọn hình in theo từng thương hiệu.
Nhược điểm
- Vải không bền, dễ bị mục khi tiếp xúc với nước trong thời gian dài
- Dễ bị biến đổi tính chất
Ưu nhược điểm của vải không dệt
Xem thêm: Vải umi là gì? Sử dụng và bảo quản vải umi như thế nào bền nhất?
Ứng dụng của vải không dệt trong cuộc sống
Với những ưu điểm tuyệt vời kể trên, chất liệu này được ứng dụng rất nhiều trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Trong nông nghiệp
Vải không dệt được dùng để ngăn các loại côn trùng, màng che chắn cho các loại cây mầm hoặc dùng để ủ hạt,...
Trong y tế
Vải không dệt được ưng dụng rất nhiều trong lĩnh vực y tế, dễ thấy nhất là các loại khẩu trang y tế, các loại áo phẫu thuật hay áo cách ly của bác sĩ...
Trong lĩnh vực may mặc
Với sự dẻo dai cùng khả năng in ấn tốt của mình, vải không dệt được ứng dụng trong ngành may mặc cũng là điều không thể không nhắc đến. Những chiếc túi xách, túi vải không dệt hay các loại túi quà tặng, túi sự kiện hay các mẫu túi đựng chăn màn, quần áo,... Có vô số màu sắc và kích thước mà bạn có thể chọn.
Ngoài ra vải không dệt còn được dùng để may lót quần áo, các loại đồ biểu diễn, một số nơi còn dùng để làm đế giày hay lót giày.
Lĩnh vực bảo hộ lao động
Vải không dệt còn được dùng để sản xuất thiết bị bảo hộ lao động như quần áo, găng tay, các loại mặt nạ chống khói, chống bụi hoặc giày bảo hộ.
Lĩnh vực hàng không
Các loại đồ nội thất trong máy bay hay đồ dùng một lần cho khách cũng được dùng nhiều vải không dệt. Chúng nhẹ, tiện và đặc biệt là khó cháy nên được dùng cực nhiều.
Ứng dụng của vải không dệt trong cuộc sống
Xem thêm: Vải jean là gì? Ưu nhược điểm, ứng dụng và cách bảo quản vải jean
Với cực nhiều lợi ích, vải không dệt được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực cuộc sống và đem đến sự tiện nghi cho con người. Tất nhiên nó cũng có một số nhược điểm nhất định. Tuỳ theo nhu cầu của mình mà bạn có thể đưa ra quyết định sử dụng nó hay không. Nếu cần giải đáp thêm các thắc mắc khác về vải không dệt, hãy nhắn tin hoặc để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhanh nhất bạn nhé.