Vải flannel là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của vải flannel
Vải Flannel là chất liệu được ưa chuộng trong mùa thu đông. Với ưu điểm mềm mại, thoải mái, đặc biệt mùa lạnh mặc ấm áp nên nó được ứng dụng trong nhiều trang phục khác nhau. Bạn có biết Vải Flannel là gì không? Lịch sử của loại chất liệu này như thế nào? Ứng dụng của nó ra sao? Tất cả sẽ được Cardina giải đáp trong bài viết ngày hôm nay.
Vải Flannel là gì?
Vải Flannel là loại chất liệu được dệt từ sợi cotton, ken hoặc sợi tổng hợp. Chất liệu này có bề mặt mềm mại, ấm áp, ban đầu Vải Flannel thường được sản xuất từ sợi len, sau này các chất liệu khác cũng được ứng dụng như cotton hay sợi tổng hợp để làm đa dạng thị trường và giảm giá thành.
Đặc điểm của Vải Flannel
Bề mặt vải mịn và ấm áp
Đây cũng là điều khiến cho Vải Flannel được yêu thích. Bề mặt của nó được xử lý để có một lớp lông mỏng bên trên, từ đó đem đến sự ấm áp, mềm mại khi sờ hay mặc lên người.
Đây còn được gọi là quá trình chải xù, nó đồng thời cũng giúp tăng cường khả năng giữ nhiệt của vải.
Khả năng giữ nhiệt
Vải Flannel cũng có khả năng giữ ấm tốt, vì thế mà nó thường được dùng để làm trang phục thu đông như áo khoác, áo sơ mi hay chăn, ga giường....
Thoáng khí và thấm hút tốt
Khả năng thoáng khí của Vải Flannel cũng được đánh giá cao. Bên cạnh đó, vải cũng thấm hút tốt, giúp người mặc luôn thoải mái, dễ chịu, không bị bí.
Đa dạng màu sắc và họa tiết
Vải dễ nhuộm, thường được thiết kế với nhiều kiểu họa tiết khác nhau. Thịnh hành nhất chắc chắn chính là họa tiết kẻ caro truyền thống.
Vải Flannel là vải gì?
Xem thêm: Các cách phối đồ cùng áo flannel trẻ trung, cá tính
Lịch sử của Vải Flannel
Thế kỷ 17 tại Wales, Anh
Vải Flannel có nguồn gốc khá lâu đời, xuất xứ từ các vùng nông thôn ở Wales nước Anh vào thế kỉ 17. Bạn đầu nó được làm từ len để có thể giữ ấm cho những người nông dân trong mùa đông lạnh giá.
Phổ biến khắp châu Âu (thế kỷ 18 - 19)
Trong suốt thế kỷ 18, loại chất liệu này vô cùng phổ biến ở châu Âu. Việc sản xuất vải flannel cũng lan ra khắp cả nước Anh và các quốc gia lân cận khác. Cho đến khi quá trình công nghiệp hóa và sự phát triển của ngành dệt may ở Anh vào thế kỷ 19 càng khiến cho sản lượng của loại vải này tăng lên. Đồng thời chất lượng, khả năng giữ nhiệt cũng được đảm bảo.
Phát triển tại Mỹ (thế kỷ 19 - 20)
Thế kỷ 19 - 20, loại chất liệu này du nhập vào Mỹ và phát triển bởi làn sóng di cư từ Châu Âu. Nó cũng trở nên phổ biến trong những người công nhân, thợ mỏ hay những người phải làm việc ngoài trời.
Những người Mỹ cũng cải tiến và khiến cho vải flannel nhẹ, bền và có màu sắc đa dạng hơn. Những mẫu áo sơ mi flannel caro cũng trở thành biểu tượng cho tầng lớp lao động thời kỳ này.
Trong thời kỳ Đại suy thoái, năm 1930, những chiếc áo sơ mi flannel cũng trở thành trang phục phổ biến vì khả năng giữ ấm thông minh, bền bỉ cùng với chi phí phải chăng.
Văn hóa đại chúng và thời trang (thế kỷ 20 - 21)
Thập kỷ 1990, loại vải này nổi lên như một hiện tượng văn hóa khi các ban nhạc rock grunge ở Seattle, Mỹ, như Nirvana và Pearl Jam thường xuyên diện những chiếc sơ mi caro trong buổi trình diễn của mình. Đây cũng là nguyên nhân khiến chiếc áo và chất liệu này tạo nên xu hướng thời trang mới.
Cũng từ thời điểm này, áo sơ mi flannel trở thành biểu tượng của thời trang đường phố, được nhiều thương hiệu nổi tiếng và các nhà thiết kế trên toàn cầu yêu thích.
Ngày nay
Ngày nay, Vải Flannel được sản xuất phổ biến trên toàn cầu, được ứng dụng trong nhiều sản phẩm và lĩnh vực khác nhau. Từ quần áo, đến các vật dụng dùng trong gia đình như chăn ga, trải giường....
Lịch sử của Vải Flannel
Ưu nhược điểm của vải flannel
Ưu điểm
- Bề mặt vải mềm mại, đem đến cảm giác dễ chịu khi mặc
- Độ bền cao
- Khả năng giữ nhiệt tốt
- Thoáng khí, thấm hút tốt
- Khả năng chống áp lực mạnh, mật độ dệt các sợi từ 170-260g/m2
- Thân thiện với môi trường
- Không lo bị lỗi thời
Nhược điểm
- Vải bị hao mòn trong quá trình sử dụng
- Độ bền màu thấp, dễ bị phai khi giặt nhiều lần
- Giặt lâu khô
Ứng dụng của vải flannel
Chất liệu này có rất nhiều ứng dụng khác nhau bởi đặc tính mềm mại và giữ ấm tốt. Cùng Cardina điểm qua một vài ứng dụng phổ biến nhất của vải flannel bạn nhé:
Làm trang phục
- Không thể không nhắc đến chắc chắn chính là những chiếc áo sơ mi flannel. Đây chính là ứng dụng phổ biến nhất của chất liệu này, đặc biệt là họa tiết plaid.
- Ngoài ra, nó còn được ứng dụng để may lớp lót bên trong áo khoác, áo len, giúp tăng khả năng giữ nhiệt.
- Vải flannel cũng được dùng để may quần dài và quần pyjama cho mùa đông.
- Những chiếc áo khoác ngoài (outerwear) làm từ chất liệu này cũng rất được ưa chuộng.
Áo sơ mi flannel nam kẻ
Pyjama từ vải flannel
ứng dụng làm chân váy
Quần thu đông cực ấm áp
Xem thêm: Flannel shirt là gì? Học ngay 15 outfits với flannel shirt nam cực phong cách
Đồ dùng trong gia đình
Trong cuộc sống gia đình, chất liệu vải flannel được ứng dụng để làm chăn, ga trải giường hay vỏ gối. Ngoài ra nhiều người cũng thích các loại khăn trải bàn hay khăn trải sofa làm từ vải flannel để trang trí trong nhà.
Từ bọc sofa đến giường, nệm,....
Phụ kiện cá nhân
Nhờ vào sự mềm mại và giữ nhiệt tốt nên chất liệu này còn được sử dụng để may các loại khăn quàng cổ, mũ hay găng tay.... Chúng đem đến cảm giác ấm áp và dễ chịu.
Các sản phẩm cho trẻ em
Đây là chất liệu vải an toàn với làn da nên cũng được dùng để may các sản phẩm cho trẻ em như quần áo, khăn quấn trẻ sơ sinh,....
Váy cho trẻ em
Đồ bảo hộ lao động
Ở những nơi có khí hậu lạnh thì vải flannel còn được dùng để làm áo bảo hộ cho các công nhân làm việc ngoài trời như thợ gỗ, thợ mỏ hay nông dân...
Ngoài ra, vải flannel còn được ứng dụng để làm lớp lót bên trong giày hoặc ủng để giữ ấm cho bàn chân khi làm việc ngoài trời lạnh.
Đồ dùng cho thú cưng
Các sản phẩm đồ cho thú cưng như giường, đệm, các loại áo choàng, đồ chơi,... cũng có nhiều thương hiệu chọn lựa chất liệu này.
Đa ứng dụng
Hướng dẫn bảo quản, sử dụng vải flannel như mới
Để có thể bảo quản và sử dụng vải flannel bền đẹp như mới, các bạn cần nắm rõ được đặc tính của vải, cũng như những điều không nên làm:
- Không phơi trực tiếp vải flannel dưới ánh nắng mặt trời gay gắt.
- Chọn những nơi khô thoáng, có ánh nắng nhẹ, điều này sẽ giúp áo không bị bạc màu.
- Để áo không bị nhăn khi mặc, các bạn nên dùng các sản phẩm giặt tẩy nhẹ.
- Không giặt áo trong nước quá lạnh hay quá nóng, có thể làm co rút hoặc mất màu vải.
- Vải cũng dễ bị xù lông nên bạn không nên giặt chung với các loại quần áo có móc hay khuy kim loại. Không nên vò, chà mạnh áo. Không dùng bàn chải, có thể dùng túi giặt để giúp áo bền nhất.
- Tốt nhất nên chọn sử dụng chế độ giặt nhẹ (delicate) hoặc nên giặt bằng tay để tránh làm xù lông áo, giữ cho bề mặt vải luôn mịn.
- Ngoài ra, khi bảo quản trang phục làm từ vải flannel, các bạn hãy gấp gọn thay vì treo vì Flannel có xu hướng giãn và mất dáng khi treo trong thời gian dài.
- Để tránh ẩm mốc và mùi khó chịu, hãy bảo quản vải flannel ở nơi thoáng mát, không ẩm ướt. Có thể sử dụng túi chống ẩm để ngăn ngừa độ ẩm làm hỏng vải.
Hạn chế việc giặt khô vì quá trình này có thể làm cứng và khô bề mặt vải flannel.
Vải Flannel có phải vải dạ không?
Tuy có chung đặc điểm giữ ấm tốt, thường dùng trong những mùa lạnh nhưng thực chất Flannel và vải dạ (wool felt) vẫn có những điểm khác nhau. Vải flannel có thể là vải dạ nhưng không phải tất cả vải dạ đều có thể gọi là flannel. Một số người sẽ gọi vải flannel là vải dạ mỏng.
Ở Việt Nam, từ "vải dạ" thường được dùng để chỉ các loại vải có đặc tính giữ ấm, dày dặn và bề mặt có lông hoặc xù nhẹ. Vì vậy, có trường hợp flannel được gọi là "vải dạ mỏng" để chỉ loại vải mềm, có lớp lông mỏng và mịn màng trên bề mặt.
Tuy nhiên, cách gọi này không hoàn toàn chính xác theo định nghĩa truyền thống. Ở nhiều nơi khác, vải dạ (wool felt) ám chỉ vải được làm từ len nén hoặc ép chặt, trong khi flannel là vải dệt.
Vải dạ được làm từ sợi len hay sợi tổng hợp bằng cách ép nhiệt và dùng hóa chất để làm kết dính các sợi lại với nhau. Trong khi đó vải flannel được dệt từ các sợi và sau đó được chải (napping) để tạo ra bề mặt mềm mại, có lớp lông mỏng.
Việc dùng từ "dạ mỏng" để mô tả flannel có thể đúng trong một số ngữ cảnh. Tuy nhiên để phân biệt rõ ràng thì bạn nên dùng thuật ngữ "flannel" và "vải dạ" riêng biệt để tránh nhầm lẫn về tính chất và cấu trúc của hai loại vải này.
Vải Flannel có phải vải dạ không?
Trên đây là những chia sẻ của Cardina về vải flannel cũng như các ưu điểm, ứng dụng của chất liệu này. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm cái nhìn toàn diện hơn về nó. Đừng quên theo dõi blog của Cardina để cập nhật thêm nhiều kiến thức thời trang hữu ích hơn nữa bạn nhé.