Trang phục dân tộc Chăm: Nét kín đáo và duyên dáng đầy đặc biệt
Không rực rỡ như những bộ đồ truyền thống của 54 anh em khác, trang phục dân tộc Chăm mang đến nét kín đáo, duyên dáng và đầy tính thẩm mỹ. Dưới đây cùng Cardina tìm hiểu kỹ hơn về nét văn hóa trong trang phục của người Chăm xem có gì đặc biệt nhé!
Đôi nét về dân tộc Chăm
Người Chăm hay còn gọi người Chàm, người Chiêm, Chiêm Thành, Hời, Cham... Dân tộc này đã xuất hiện từ lâu đời, thậm chí còn xây dựng được một nền văn hóa vô cùng rực rỡ dọc theo các tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam trước đó. Người Chăm hiện nay được chia làm hai bộ phận, một số sống ở các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận theo đạo bà La Môn. Còn lại sống ở các tỉnh Tây Ninh, An Giang, Đồng Nai... theo Hồi giáo mới.
Dân tộc Chăm có một nền văn hóa phát triển vô cùng rực rỡ
Người Chăm từ lâu đã nổi tiếng với nghề dệt tơ lụa, vì vậy may mặc thủ công là điểm mạnh của những con người nơi đây. Một phần nhờ ảnh hưởng theo đạo mà trang phục của họ cũng có sự khác biệt hoàn toàn so với các dân tộc anh em còn lại. Phần tiếp theo của bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về trang phục của dân tộc này.
Xem thêm: Trang phục dân tộc Khmer: Nét giao hòa giữa tín ngưỡng và tôn giáo
Đặc trưng trong trang phục dân tộc Chăm
Mỗi một dân tộc sẽ có một đặc trưng văn hóa riêng tạo nên sự khác biệt và thể hiện được lối sống, văn hóa và ý niệm của mình. Vậy đặc trưng trong trang phục của người Chăm là gì?
Trung tâm lưu giữ văn hóa
Ngay từ thế kỷ XVII, người Chăm đã từng xây dựng nên vương quốc Chăm Pa, họ có một nền văn hóa phát triển vô cùng rực rỡ. Người Chăm họ không chỉ sinh sống ở Việt Nam mà còn ở một số nước lân cận như Campuchia, Thái Lan, Malaysia... Người Chăm ở Việt Nam hiện nay vẫn theo chế độ mẫu hệ nên người phụ nữ được coi là trung tâm lưu giữ văn hóa. Vậy nên đối với người phụ nữ họ luôn luôn diện trên mình bộ trang phục dân tộc riêng. Có thể đàn ông trong cuộc sống thường ngày họ sẽ mặc đồ giống người kinh. Riêng phụ nữ ngày thường họ sẽ mặc váy với chiếc áo cộc, hay còn gọi áo "tah". Một loại áo có thân rộng, ống tay hẹp, hai túi khá lớn ở phía trước, nhìn khá giống với áo bà ba của người Việt.
Phụ nữ được coi là trung tâm của bản sắc văn hóa dân tộc Chăm
Màu sắc và chất liệu
Người Chăm ưa chuộng các bộ trang phục nhiều màu sắc, nam giới thì có thể chỉ cần với màu trắng đơn sắc nhưng phụ nữ thì phải "xúng xính" váy hoa với quần áo đủ màu từ xanh, đỏ, tím, vàng đến các sắc trầm. Trên quần áo của họ phải có hoa văn thật "lồng lộn", thường là hoa văn in, thêu nổi và có màu sắc sáng hơn so với màu của váy áo.
Chất liệu trước đây quần áo của người Chăm đều làm từ tơ lụa, xuất phát từ nghề truyền thống của dân tộc này. Nhưng hiện nay người ta đã sử dụng nhiều chất liệu hơn trước để có thêm nhiều màu sắc đa dạng cũng như phù hợp với kinh tế của từng người. Nhưng dù là vải gì thì người Chăm vẫn luôn đặt sự chỉnh chu lên trên hết.
Người Chăm thường mặc áo váy có màu sắc sặc sỡ
Xem thêm: Trang phục dân tộc Ê Đê: Vẻ đẹp của núi rừng đại ngàn
Trang phuc phụ nữ dân tộc Chăm
Trang phục truyền thống của phụ nữ Chăm chính là những chiếc áo dài đầy đủ màu sắc. Đó là những tấm áo có thể tôn lên được sự kín đáo đầy duyên dáng của người phụ nữ. Họ coi áo dài là một thứ thiêng liêng và quý giá của người phụ nữ, họ sẽ mặc vào các lễ hội lớn của dân tộc mình hay khi có mặt trong lễ cưới hỏi.
Áo dài của phụ nữ Chăm gồm có: tà áo dài, váy, dây thắt lưng chéo (talei kabak), dây thắt lưng ngang (talei ka-in), khăn đội đầy và không thể quên đi những loại trang sức, các loại hạt cườm óng ánh.
Áo dài
Tà áo dài được may dài kín, không xẻ tà và để hở 4 phần gồm 2 ống tay, cổ áo và đầu gối. Áo sẽ mặc bằng cách luồn 2 tay qua ống tay rồi luồn thân từ trên xuống. Cổ áo sẽ được khoét rộng theo hình ô van. Phần hở dưới đầu gối phải may sao cho vừa vặn để mỗi bước đi của họ trông khoan thai, nhẹ nhàng và tinh tế nhất.
Áo các cô gái chăm là kiểu áo dài xuống đến đầu gối và kết hợp cùng với váy
Xem thêm: 100+ mẫu váy cổ trang đẹp 2024, địa chỉ mua và thuê đồ cổ trang uy tín
Váy
Váy mặc kèm với áo dài được chia ra theo hai kiểu, màu trắng cho các cô thiếu nữ trẻ, màu đen, sẫm màu là của phụ nữ đã có chồng và người lớn tuổi. Theo sự phát triển của thẩm mỹ hiện nay phần váy này đa phần được làm cùng màu với áo. Tuy nhiên sẽ làm nhạt màu hơn để tạo nên hiệu ứng đậm nhạt giúp trang phục có điểm nhấn nhá và hài hòa hơn.
Váy gái Chăm tạo nên sự duyên dáng, uyển chuyển cho các cô gái
Xem thêm: Độc đáo trang phục dân tộc Dao: Nghệ thuật trong từng đường kim đi
Dây thắt
Dây thắt là một trong những điểm nhấn đặc biệt trong trang phục truyền thống của dân tộc Chăm. Họ sẽ có hai dây, một dây được buộc chéo từ vai xuống hông (chéo qua ngực) được gọi là talei kabak và một dây sẽ buộc quanh phần eo (thắt lưng) gọi là talei ka-in. Dây lưng thường có màu đỏ tươi hoặc vàng bóng, có nhiều hoa văn độc đáo được dệt từ chính đôi tay của những phụ nữ Chăm. Chính vì vậy đây được coi là linh hồn của bộ trang phục, thiếu đi dây thắt lưng sẽ làm mất đi nét dịu hiền, duyên dáng của những người phụ nữ.
Thắt lưng tạo nên điểm nhấn cho toàn bột trang phục
Khăn đội đầu
Một thứ nữa không thể thiếu trong trang phục dân tộc Chăm chính là khăn đội đầu vừa kín đáo, vừa e lệ của những cô thiếu nữ mới đôi mươi. Chiếc khăn không chỉ để làm duyên cho bộ đồ mà còn giúp các cô gái che đi mái tóc đen óng, che đi cái nắng của mùa hè hay giúp ấm áp hơn vào mùa đông. Khăn thường rất dài, họ sẽ dùng để che kín đầu và cả phần cổ, còn thừa một đoạn khăn để thả rũ xuống trông rất thẩm mỹ. Nhìn vào người ta sẽ thấy ngay một nét mộc mạc, kín đáo đúng chất của người con gái Chăm.
Khăn trùm đầu tạo nên nét đẹp riêng biệt của phụ nữ Chăm Islam
Trang sức
Phụ nữ thì không thể thiếu đi trang sức, người Chăm họ không cố gắng đeo thật nhiều trang sức lên người mà "chấm điểm" vô cùng tính tế. Thường họ sẽ đeo khuyên tai, vòng cổ, vòng tay và nhẫn. Khuyên tai là bằng vàng hoặc đồng tay, có đính kèm các sợi tua bằng vải màu đỏ Vòng cổ, vòng tay thường là bằng vàng sáng, người ra trên quần áo sẽ có đính kèm các hạt cườm óng ánh được xâu thành chuỗi.
Xem thêm: Trang phục dân tộc Mông: Bông hoa khoe sắc thắm giữa đại ngàn núi non
Trang phục nam giới dân tộc Chăm
Trang phục nam giới người Chăm đơn giản hơn nhiều so với phụ nữ, thường ngày họ sẽ mặc đồ tự do khá giống với người Việt, một vài dịp khác quan trọng sẽ là sơ mi, quần âu hay bò như thường. Nhưng vào các dịp lễ truyền thống họ rất quan trọng việc lựa chọn đồ của dân tộc mình. Họ sẽ mặc áo dài, dưới quấn xà rông và đội mũ. Đa phần đồ của nam giới sẽ có màu trắng tượng trưng cho sự trong sạch.
Áo dài
Chiếc áo truyền thống của đàn ông Chăm chính là áo chvéa - một loại áo có màu trắng, khá rộng, dài quá mông, cổ tròn và cao khoảng 3 - 4cm. Từ cổ áo sẽ xẻ dọc xuống tới ngực và có cúc cài, tay áo là dài, rộng, một số thì để suông một số thì có chiết gấu và có hai túi ở phần dưới áo phía trước.
Xem Thêm: Trang phục dân tộc Hoa: Nét văn hóa độc đáo của tộc người di cư
Ngoài ra, trong các dịp quan trọng họ còn mặc áo achuba, áo có màu trắng, cổ cao, dài đến gót chân và vận cùng với xà rông trắng. Một số người còn choàng thêm cả chiếc khăn qua hai vai rủ xuống tới eo.
Trang phục nam giới dân tộc Chăm
Xem thêm: Trang phục dân tộc Mường - Nét duyên dáng người phụ nữ trong mỗi bước đi
Xà rông
Là một loại quần váy được làm bằng hai mép vải nối lại, người ta sẽ lấy một miếng vải dài khoảng 1m, quấn từ trên hông, để dài xuống tới cổ chân. Xà rông của đàn ông thường làm bằng vải mềm, có nhiều màu sắc và họa tiết cực kỳ đa dạng, bắt mắt.
Nam giới Chăm với trang phục truyền thống là xà rông
Mũ kapeak
Nam giới người Chăm thường đội mũ Kapeak, loại mũ đặc trưng của những người theo đạo Islam trên thế giới. Mũ thường được làm bằng vải nỉ, nhung đen, có chỉ trắng làm chủ đạo và tạo điểm nhấn bằng các hoa văn màu sắc khác. Ngoài ra, người Chăm còn đội một số loại mũ được du nhập từ anh em Chăm sống ở các đất nước khác như mũ chỉ trắng có nguồn gốc từ Malaysia. Khăn vuông hadji dành cho những người đàn ông được tôn kính, hay đội khăn trong các dịp lễ trang trọng.
Nam giới Chăm thường đội mũ trong các dịp lễ đặc biệt
Xem thêm: Trang phục dân tộc Thái - Nét đẹp độc đáo và đầy riêng biệt
Trên là những đặc trưng trong trang phục dân tộc Chăm mà Cardina muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng qua đây bạn đã có cái nhìn rộng mở hơn về trang phục cũng như những ý nghĩa đằng sau bộ đồ truyền thống. Bạn có thể tham khảo thêm những trang phục dân tộc khác trong chuỗi bài viết của Cardina. Và đừng quên theo dõi trang để biết thêm nhiều kiến thức thời trang thú vị khác nhé.