Khi nhắc đến áo Nhật bình, một hình ảnh hiện lên người lạ vừa quen, tà áo cổ truyền đầy tinh tế và sang trọng. Tuy không phổ biến như áo dài hay áo tứ thân nhưng áo Nhật Bình vẫn có một vị trí vô cùng đặc biệt trong kho tàng trang phục truyền thống của Việt Nam. Tà áo này cũng gắn liền với nhiều câu chuyện lịch sử đầy thú vị. Vậy áo Nhật Bình là gì? Thiết kế như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết ngày hôm nay của Cardina bạn nhé

Áo Nhật Bình là gì?

Áo Nhật Bình là một lễ phục của phụ nữ Việt Nam xưa, đặc biệt là dưới triều Nguyễn. Áo Nhật Bình không mềm mại hay thướt tha như áo dài mà mang lại vẻ uy nghi, trang trọng. Có nhiều nghiên cứu cho rằng kiểu dáng thiết kế đặc trưng tên gọi Nhật Bình được cho là bắt nguồn từ hình dáng vạt cổ áo. Khi mặc hoàn chỉnh phần trước ngực vừa hay ghép lại thành 1 hình chữ nhật cho nên mới lấy tên là Nhật Bình để đặt cho mẫu áo này. Tuy nhiên nguồn gốc của tên gọi này vẫn còn nhiều tranh luận và cần thêm các nghiên cứu chuyên sâu hơn.

Áo Nhật Bình là gì?

Mẫu áo này sẽ được mặc như lớp khoác bên ngoài của phụ nữ hoàng thất nhà Nguyễn. Bên trong thường mặc cùng áo ngũ thân tay chẽn, có thể mặc với quần, váy hay váy liền áo.

Xem thêm: Áo ngũ thân là gì? Ý nghĩa và nguồn gốc của áo dài ngũ thân

Cấu tạo của áo Nhật Bình

Cấu tạo của Áo Nhật Bình gồm những bộ phận chính:

  • Cổ áo: Cổ Áo Nhật Bình chính là điểm nhấn đặc trưng. Chiều cao của cổ áo có thể được thay đổi tùy theo thời kỳ và tầng lớp xã hội, thường sẽ được trang trí tỉ mỉ bằng chỉ vàng, chỉ bạc kim tuyến để tạo nên nét quyền quý, sang trọng.

  • Thân áo: Thân Áo Nhật Bình sẽ được may rộng và dài, có xẻ tà hai bên nhấn eo, thường được may bằng loại vải lụa, gấm, đoạn cao cấp để thể hiện sự sang trọng của người mặc.

  • Tay áo: Tay áo Nhật Bình rộng và dài tạo được cảm giác thoải mái, uyển chuyển. Tùy theo từng thời kỳ khác nhau mà tay áo có thể được may dáng tay chẽn hoặc tay loe. Phần cửa tay áo cũng được trang trí cầu kỳ giống như cổ áo. Dải 5 màu ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành (nhưng từ bậc hoàng hậu trở lên không sử dụng) kết hợp các hoạ tiết khác như hoa hay bát bửu. 

  • Họa tiết: Họa tiết trên áo Nhật Bình rất phong phú và đa dạng, thường là các hình ảnh mang tính biểu tượng. Đa số là dạng hình tròn khép kín hay các hình phượng ổ, loan ổ được thêu bên trong hình tròn đó. Ngoài ra còn có hoa văn hoa lá, chữ thọ,... chúng được thêu hoặc dệt tinh xảo bằng chỉ vàng chỉ bạc. Điều đó thể hiện sự quyền quý và sang trọng, đồng thời cũng gửi gắm ước mong về hạnh phúc và may mắn.

  • Gấu váy: có hoạ tiết thuỷ ba (sóng nước).

Lịch sử độc đáo của áo Nhật Bình

Nguồn gốc của áo Nhật Bình

Theo nhiều ghi chép lịch sử thì nguồn gốc của áo Nhật Bình từ áo Phi Phong thời Minh Triều Trung Hoa. Thiết kế mẫu áo Phi Phong này được triều Nguyễn phát triển lên thành dạng áo Đối Khâm Phi Phong. Đây là trang phục có phần cổ thiết kế hình chữ nhật to bản, hai vạt được cố định lại bằng dây buộc khi mặc. Mẫu áo Nhật Bình ban đầu được sử dụng để làm triều phục cho nữ nhân trong triều. Tuy nhiên chỉ có những người có địa vị và các bậc cao quý như công chúa, phi tần hay Hoàng Hậu mới được mặc.

Áo nhật bình triều Nguyễn được coi là thời kỳ hoàng kim của loại trang phục này. Áo Nhật Bình trở thành lễ phục chính thức của các phi tần trong triều đình. Các quy định về kiểu dáng, màu sắc, chất liệu, họa tiết của Áo Nhật Bình cũng được quy định chặt chẽ, thể hiện đẳng cấp và địa vị của người mặc

Sau triều Nguyễn, Áo Nhật Bình dần ít xuất hiện trong đời sống hàng ngày. Ngày nay, ta chỉ có thể bắt gặp Áo Nhật Bình trong các buổi biểu diễn nghệ thuật, phim ảnh cổ trang hoặc tại các bảo tàng. Tuy nhiên, Áo Nhật Bình vẫn giữ một vị trí quan trọng trong lòng người Việt, như một minh chứng cho sự tinh tế, khéo léo của người xưa trong việc tạo ra những bộ trang phục vừa đẹp mắt, vừa mang đậm giá trị văn hóa.

Phụ kiện đi kèm áo Nhật Bình

Áo Nhật bình thường có phụ kiện đi kèm là những chiếc cúc nạm vàng hoặc được làm từ đá quý, phần dưới cổ tay áo sẽ được trang trí thêm hai dải dây dài gọi là dải Thùy lưu. Trong thời Gia Long, phụ kiện đi kèm của áo Nhật Bình sẽ có thêm Kim ước đối với bậc Hậu phi. Thời Thiệu Trị, Kim ước này được thay thế bằng Kim phượng. Đến thời Nguyễn Mạt, phụ kiện đi kèm với áo Nhật Bình là khăn vành.

Lịch sử độc đáo của áo Nhật Bình

Lịch sử độc đáo của áo Nhật Bình

Xem thêm: Áo tứ thân - Biểu tượng của người phụ nữ Kinh Bắc xưa

Các mẫu áo Nhật Bình từng tồn tại

Áo Nhật Bình của Hoàng Hậu

Như đã nói ở trên áo Nhật Bình là 1 triều phục. Chính vì thế, trong cách mặc áo sẽ có sự phân chia thứ bậc. Thứ bậc này thường căn cứ vào phẩm cấp của chồng hoặc địa vị của người đó trong triều. "Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ" có ghi chép về áo Nhật Bình phân theo thứ bậc như sau:

Áo Nhật Bình của cấp Hậu sẽ được làm bằng chất liệu sa sợi vàng quý giá. Trên áo thêu 20 hoa văn hình rồng, phượng, trĩ, loan. Phụ kiện đi kèm gồm:

  • Cửu long kim ước phát: 2 chiếc.
  • Cửu phượng kim ước phát: 1 chiếc.
  • Trâm phượng: 8 chiếc đều làm bằng vàng.
  • Đối với áo thường phục mặc hàng ngày sẽ được làm bằng chất liệu tơ Bát ti trắng. Trên áo thêu hoa văn rồng phượng.

Áo Nhật Bình của Công Chúa

Đối với cấp bậc Công Chúa áo sẽ được may bằng chất liệu sợi sa. Màu sắc chính dành cho cấp bậc này là màu đỏ. Trên áo sẽ được thêu hoa văn phượng ổ. Khi mặc sẽ đi kèm cùng các món phụ kiện như:

  • Thất Phượng Kim ước phát: 1 chiếc.
  • Trâm hoa: 12 cây.

Áo Nhật Bình dành cho cung tần

Đối với cung tần áo Nhật Bình sẽ có những khác biệt sau:

  • Cung tần nhị giai: Áo làm bằng vải sa, màu xích đào. Trên áo sẽ được thêu hoa văn hình loan. Đối với thường phục sẽ được làm bằng tơ Bát ti và giữ nguyên hoa văn loan ổ. Phụ kiện đi kèm gồm
    • Ngũ phượng Kim ước phát: 1 chiếc.
    • Trâm hoa: 10 cây.
  • Cung tần tam giai: Áo được làm với chất liệu và thêu hoa văn tương tự như cung tần nhị giai. Tuy nhiên, màu sắc sẽ được chuyển thành màu tím. Phụ kiện gồm:
    • Tam phương Kim ước phát: 1 chiếc.
    • Trâm hoa: 8 cây.
  • Cung tần tứ giai: Áo được làm bằng sợi sa, đối với thường phục sẽ được may bằng tơ Bát ti trắng. Phần màu sắc sẽ chuyển sang màu tím nhạt với hoa văn hình loa. Phụ kiện đi kèm gồm:
    • Phượng kim ước: 1 chiếc.
    • Trâm cài: 8 cây.

Áo Nhật Bình thời vua Đồng Khánh

Càng về sau áo Nhật Bình càng có nhiều thay đổi, chủ yếu hướng tới sự tối giản. Một số bức ảnh lưu lại cho thấy áo Nhật Bình từ thời vua Đồng Khánh trở về sau được tĩnh lược đi rất nhiều chi tiết, phụ kiện. Áo Nhật Bình lúc này sẽ được mặc với quần ống có màu trắng, đầu vấn khăn to bản. Màu sắc của khăn vấn có thể thay đổi theo cấp bậc tương tự như trước.

Cấu tạo của áo Nhật Bình

Các mẫu áo Nhật Bình từng tồn tại

Áo Nhật Bình trong nghệ thuật và đời sống hiện đại

Mặc dù không còn được sử dụng rộng rãi như trang phục thường ngày, hình ảnh Áo Nhật Bình vẫn thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm nghệ thuật, phim ảnh, sân khấu, góp phần tái hiện lại vẻ đẹp văn hóa của dân tộc. Trong một số sự kiện văn hóa, lễ hội truyền thống, Áo Nhật Bình cũng được lựa chọn làm trang phục biểu diễn giúp công chúng, đặc biệt là giới trẻ có cơ hội tiếp cận và hiểu hơn về trang phục truyền thống này.

Bên cạnh đó, một số nhà thiết kế thời trang hiện đại đã bắt đầu tìm tòi, sáng tạo, cách tân Áo Nhật Bình, đưa những yếu tố hiện đại vào kiểu dáng, chất liệu, họa tiết, giúp Áo Nhật Bình trở nên gần gũi, phù hợp hơn với cuộc sống đương đại. Đây là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy sự quan tâm và nỗ lực của thế hệ trẻ trong việc gìn giữ và phát triển những giá trị truyền thống của dân tộc.

Áo Nhật Bình là một di sản văn hóa quý báu của dân tộc Việt Nam. Việc tìm hiểu, gìn giữ và phát huy giá trị của Áo Nhật Bình không chỉ là trách nhiệm của các nhà nghiên cứu, các nghệ nhân mà còn là của mỗi người dân Việt Nam. Bằng việc quan tâm, tìm hiểu và trân trọng những giá trị truyền thống, chúng ta đang góp phần gìn giữ và phát triển nền văn hóa Việt Nam giàu bản sắc.

Áo Nhật Bình trong nghệ thuật và đời sống hiện đại

Áo Nhật Bình trong nghệ thuật và đời sống hiện đại

Trên đây là chia sẻ của Cardina về trang phục Áo Nhật Bình. Đừng quên theo dõi blog của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức thời trang hữu ích hơn nữa bạn nhé.